Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Hai, 09/09/2024

Đăng ký nhận tin

Làm thế nào để đảm bảo chất lượng sản phẩm dệt may?

16/08/2023 09:15 SA
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn về nguồn cung ứng cho nhiều sản phẩm, bao gồm cả ngành Dệt may. Với lợi thế về nguồn lao động, công nhân lành nghề, sản phẩm đa dạng, cộng với việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng với nhiều quốc gia và khu vực, ngày càng có nhiều nhà nhập khẩu tìm kiếm cơ hội tìm nguồn cung ứng tại Việt Nam.
Lợi thế của việc tìm nguồn cung ứng Dệt may tại Việt Nam
 

Việt Nam đã ký kết một số FTA quan trọng trong thời gian qua. Các FTA này mang lại mức thuế thấp hơn, giúp tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Một số FTA lớn mà Việt Nam đã ký kết bao gồm:
• Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) loại bỏ 99% thuế đối với hàng hóa giao dịch giữa các bên.
• Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giảm thuế đối với 95% hàng hóa giao dịch giữa 11 thành viên.
• Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với 15 thành viên, bao gồm 10 nước ASEAN và 5 đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.
• Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt Nam (UKVFTA) giữ nguyên các lợi ích của EVFTA hậu Brexit.  

Các FTA này mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội xuất khẩu. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội dệt may Việt Nam và Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 44.4 tỷ đô la Mỹ, tăng 9.7% so với năm 2021. Việt Nam đặt mục tiêu tăng giá trị xuất khẩu lên đến 55 tỷ USD vào năm 2025, trong đó, các sản phẩm chính bao gồm xơ, sợi các loại đạt 4.000 tấn, vải đạt 3.500 triệu m2, sản phẩm may hơn 8.500 sản phẩm. Giá trị thặng dư thương mại đến năm 2025 phấn đấu đạt 33 tỷ USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 11,6%.

Nhưng để tận dụng được các FTA này, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam cũng phải tuân theo các quy luật và yêu cầu khác nhau của thị trường. Các quy định, yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn xã hội…thường khá phức tạp và khắt khe. Ngoài ra, dựa trên nhu cầu thị trường và chính sách, các quy định này cũng sẽ có sự điều chỉnh thích hợp.  

Như vậy, để đảm bảo chất lượng sản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn cũng như yêu cầu của các thị trường khác nhau, các thương hiệu nên chú ý đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc thực hiện giám định chất lượng sản phẩm cùng với đội ngũ QC chuyên nghiệp giúp giảm thiểu rủi ro sản phẩm lỗi, thu hồi sản phẩm hay các vấn đề pháp lý liên quan. Ngoài ra, với báo cáo chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp có thể chủ động khắc phục các lỗi sản xuất trước khi tung sản phẩm ra thị trường. Do đó, khách hàng sẽ hài lòng hơn với thương hiệu.  


Làm thế nào để đảm bảo chất lượng sản phẩm dệt may
 


Trong số các bộ quy tắc, các nhà xuất khẩu cần phải lưu ý đến tiêu chuẩn EN14682-2007, đặc biệt là các đơn vị sản xuất quần áo trẻ em. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu an toàn đối với dây rút trên quần áo trẻ em để để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Việc tuân theo quy tắc này là rất quan trọng đối với việc xuất khẩu các sản phẩm dệt may sang Hoa Kỳ, vì đây là một phần trong hướng dẫn an toàn nghiêm ngặt của họ.   Bên cạnh việc tuân theo các quy tắc cụ thể, việc kiểm tra chất lượng vải cũng đóng một vai trò quan trọng. Kết quả giám định vải giúp xác định các lỗi sản xuất, đảm bảo

                            Giám định viên của VIS Quality Control thực hiện dịch vụ giám định tại nhà máy


Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dệt may, VIS Quality Control có thể hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong việc kiểm tra đảm bảo chất lượng sản phẩm một cách toàn diện nhất. Dịch vụ kiểm định và thử nghiệm sản phẩm dệt may của VIS giúp các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như EN14682-2007 và các tiêu chuẩn thiết yếu khác. VIS cũng chuyên về giám định vải. Ngoài ra, việc hợp tác với các phòng thí nghiệm chuyên nghiệp từ Việt Nam và Trung Quốc giúp VIS thực hiện yêu cầu thử nghiệm sản phẩm dệt may một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng.

Liên hệ VIS Quality Control để nhận được tư vấn về giám định chất lượng sản phẩm. Email: info@vnvis.com
Điện thoại: +84 28 2218 0050 | www.vnvis.com

Nguồn: VIS Quality Control

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.266.325
Khách
: 1.328
 
Làm thế nào để đảm bảo chất lượng sản phẩm dệt may? Rating: 5 out of 10 77132.
Core Version: 1.8.0.0