Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Hội thảo "Áp dụng chỉ số HIGG trong xây dựng thương hiệu bền vững cho ngành dệt may Việt Nam” ngày 28/5

29/05/2018 02:18 CH
Ngày 28/5/2018 tại 32, Tràng Tiền, Hà Nội- Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Tập đoàn TAL, đã tổ chức buổi thảo luận “Áp dụng chỉ số HIGG trong xây dựng thương hiệu bền vững cho ngành dệt may Việt Nam”.

Thành phần tham dự bao gồm:

-     Đại diện Hiêp hội Dệt may: Chủ tịch- ông Vũ Đức Giang, Phó chủ tịch- ông Trương Văn Cẩm, Phó Tổng thư ký- bà Hoàng Ngọc Ánh và các cán bộ trong Chương trình.

-         Đại diện TAL trình bày: Phó chủ tịch- ông  James Phillips

-         Đai diện Dự án GIZ- NAMA, dự án VLEEP

-         Các ông/ bà là Ủy viên Ủy ban  môi trường thuộc Hiệp hội Dệt may Việt Nam

-         Các ông /bà đại diện  lãnh đạo đến từ các Công ty hội viên :  Công ty CP XK Việt Thái, Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân, Trường Đại học Công nghiệp dệt may, Viện Dt may, Tổng công ty Phong Phú, Công ty CP Quốc tế Phong Phú, Tổng công ty Cp Dệt may Hà Nội.

                 
















Tại buổi thảo luận,
ông James Phillips – đại diện Tập đoàn TAL đã có bài phát biểu chia sẻ về việc áp dụng chỉ số HIGG và tầm nhìn của Vitas trong việc xây dựng thương hiệu Bền vững cho ngành dệt may Việt Nam bằng việc đảm bảo 3 mục tiêu về lợi nhuận, con người và hành tinh.


















Ô
ng James Phillips cũng đã chỉ ra rằng, doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh online ngày càng tăng trong khi đó số lượng các cửa hàng bán lẻ truyền thống tại Mỹ lại đang phải đối diện với việc đóng cửa (J.C.Penney, Sears, Macy’s…) do sự thay đổi của thị hiếu khách hàng và sự cạnh tranh về giá cả. Chi phí nhân công tại Việt Nam thuộc hàng trung bình so với thế giới và có xu hướng ngày một tăng. Theo đại diện TAL, để thành công trên thị trường  trong 10, 15 năm tới, các thương hiệu Việt cần xây dựng thương hiệu phát triển bền vững theo 3 tiêu chí (3P): lợi nhuận, con người và hành tinh. Theo đó, ông James nhấn mạnh rằng  SAC (Liên Minh May Mặc Bền Vững)  là tổ chức đi đầu trong việc sản xuất bền vững khắp chuỗi cung ứng với hơn 100 thành viên chiếm hơn 1/3 ngành dệt may toàn cầu và chỉ số HIGG là công cụ đo lường tiêu chuẩn cần thiết. Các doanh nghiệp làm FOB đi Mỹ, EU đều cần có chỉ số HIGG. SAC nên đào tạo một nhóm chuyên gia tại Việt Nam để nhóm này có thể đào tạo lại cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Cũng trong buổi thảo luận, Bà Nguyễn Thị Liên Phó TGĐ  Công ty Cp Quốc tế Phong Phú đã chia sẻ về việc áp dụng chỉ số HIGG tại doanh nghiệp mình. Theo đó, Công ty CP QT Phong Phú cũng đã dự kiến mời chuyên gia bên phía Hong Kong về đào tạo tuy nhiên chi phí đào tạo cho 1 nhà máy khá cao, nếu mời cho tất cả các nhà máy thì tổng chi phí đào tạo sẽ là rất lớn, vì vậy phía Công ty cũng  mong muốn nhận được sự hỗ trợ của phía TAL. Trả lời cho câu hỏi này, ông James đã đưa ra đề nghị bên phía Vitas có lời mời các chuyên gia từ phía SAC để hỗ trợ cho việc đào tạo tại các doanh nghiệp quan tâm cũng như có đề xuất với chính phủ về việc đưa chỉ số này trở thành tiêu chuẩn của ngành. SAC sẽ nỗ lực đào tạo, đưa ra những lợi ích cho doanh nghiệp như tiết kiệm chi phí, nguồn lực để doanh nghiệp Việt Nam có thể có thêm đơn hàng nếu có chỉ số HIGG. Thêm vào đó ông James cũng chỉ ra tầm quan trọng của chính phủ, các Bộ, Viện (Bộ Lao động thương binh xã hội, Bộ Tài nguyên môi trường…) trong việc gắn kết giữa SAC và các doanh nghiệp Việt Nam.



















Đại diện các doanh nghiệp cũng mong muốn nếu có chỉ số HIGG sản phẩm của họ sẽ được hiểu là thân thiện với môi trường, mang lại sự yên tâm cho người tiêu dùng, từ đó tăng số lượng người mua và đơn hàng.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lại có ý kiến rằng doanh nghiệp  sẽ triển khai áp dụng chỉ số HIGG nếu có yêu cầu của khách hàng. Qua đây, ông James cũng khẳng định việc tham gia áp dụng chỉ số HIGG trong doanh nghiệp là hoàn toàn tự nguyện dựa trên nguyên tắc 2 bên cùng có lợi.

Kết thúc buổi thảo luận, đại diện phía Tập đòan TAL – Ông James cũng đã đưa ra ý kiến về chương trình làm việc trong buổi Hội thảo tiếp theo dự kiến diễn ra vào ngày 21/6 tại Tổng công ty May 10- CTCP . Nội dung cụ thể:

Phía Hiệp hội Dệt may:

Công việc cần chuẩn bị trước Hội thảo:

-         Tạo phiếu khảo sát các hội viên của Vitas về chỉ số HIGG (doanh nghiệp đã biết, DN chưa biết, DN cần sự hỗ trợ)

-         Mời đại diện phát biểu trong cuộc họp (Hanesbrand? PVH? JCP? American Eagle)

Nội dung chuẩn bị cho Hội thảo:

-         Xây dựng kế hoạch hình ảnh của Vitas

-         Mời đại diện các bên chính phủ và tổ chức liên quan (Bộ Công thương, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ- USAID, ILO, GIZ…)

-         Các doanh nghiệp về sợi, bông, da giày…

Phía Tập đoàn TAL:

-         Mời các chuyên gia của SAC nói về lợi ích của chỉ số HIGG -> Xây dựng tương hiệu “Việt Nam bền vững

-         Mời đại diện các khách hàng tìm nguồn cung ứng

Phía Công ty Cp Quốc tế Phong Phú:

-     Chia sẻ  về Best practices – sustainability (3P) Mô hình, phương pháp hay nhất từ ​​các nhà sản xuất đã áp dụng chỉ số Higg Index và kinh nghiệm của họ về lợi ích mà Higg đem lại.

 

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.064
Khách
: 1.045
 
Hội thảo "Áp dụng chỉ số HIGG trong xây dựng thương hiệu bền vững cho ngành dệt may Việt Nam” ngày 28/5 Rating: 5 out of 10 76186.
Core Version: 1.8.0.0