Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Hanoitex 2019: Số gian hàng doanh nghiệp Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản tăng kỷ lục

24/10/2019 10:54 SA
Ngày 23/10, Triển lãm Quốc tế Ngành công nghiệp Dệt & May - Thiết bị & Nguyên phụ liệu 2019 (Hanoitex 2019) đã khai mạc với sự gia tăng kỷ lục của các gian hàng giới thiệu máy móc, thiết bị và phụ liệu dệt may đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Lãnh đạo ngành dệt may tham quan gian hàng tại Hanoitex 2019 sáng 23/10.
Lãnh đạo ngành dệt may tham quan gian hàng tại Hanoitex 2019 sáng 23/10.



















Với quy mô hơn 5.700 m2, 179 nhà cung ứng đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Trung Quốc, Đức, Hồng Kong, Indonesia, Ý, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Anh, Mỹ, Việt Nam… Hanoitex 2019 là một "sân chơi" công nghệ, thiết bị, phụ liệu lớn trong ngành dệt may, giúp các doanh nghiệp trong nước cập nhật xu hướng mới và tìm kiếm các nhà cung cấp thiết bị, phụ liệu...

Trao đổi sau lễ khai mạc, ông Andrew Key, Tổng giám đốc CP Exhibition cho biết, chưa có kỳ triển lãm nào có sức hút như Hanoitex 2019, khi khu vực triển lãm chính đã bán hết chỗ từ 3 tháng trước, khiến đơn vị tổ chức phải mở thêm hội trường phụ đáp ứng nhu cầu gian hàng của các đơn vị tham gia triển lãm.

"Điểm nhấn của Triển lãm năm nay là sự xuất hiện đông đảo của các doanh nghiệp, nhà cung cấp thiết bị, phụ liệu đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đánh giá cao ngành dệt may Việt Nam, coi đây là thị trường cần được đầu tư để giao thương, cung ứng máy móc, thiết bị và nguyên phụ liệu...", ông Andrew Key chia sẻ.

9 tháng 2019, xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam đạt 29,3 tỷ USD, hoàn thành 75% kế hoạch xuất khẩu cả năm. Dự kiến, ngành dệt may sẽ về đích với tổng kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD vào cuối năm nay.

Nguồn: Vinatex

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể bắt gặp tại Hanoitex 2019 Cụm gian hàng quốc gia của các nước có trình độ cung ứng máy móc, nguyên liệu lớn trong ngành dệt may, gồm Liên đoàn dệt  Đài Loan (Taiwan Textile Federation), Hiệp hội Máy móc Đài Bắc Mới (NTSMA), Hiệp hội Máy dệt Hàn Quốc (KOTMA),  Hiệp hội Máy may Công nghiệp Hàn Quốc (KOSMIA) …

Bên cạnh đó là các thương hiệu của các doanh nghiệp Trung Quốc, Nhật Bản… như INL International, Taesin, Nawon, Hoang Ha, Quan Bang, Hashima, Ningbo Cixing, Dung Hung, JIAKE LOHVE, PGM, Shanghai Remoo, Maikatech, Tae Gwang- Phon Thinh, HIKARI, Dotec, Kingtex, Toboyo, VJC, Sungwoo, Mitsubishi, Bealed Machinery, Heng Tai, Goldfai, Schmetz Asia, A Nguyen, Thach Anh Vang, Viet Tien Tung Shing (VTS) giới thiệu các sản phẩm đến từ các thương hiệu nổi tiếng trong ngành may mặc như: Juki, Brother, Pegasus, Kansai, Hams, Hashima-KM, Naomoto, Racing Eastman, Sicama…

Keen Ching zipper (KCC), Glorytex, Ever-Glory, Đong Phuong, Lycra, Hong Đat, Oishi. Specially Ever - Glory lần đầu tham gia triển lãm nhưng mang tới đầy đủ các dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng về phát triển và thiết kế vải, lấy mẫu, tìm nguồn cung ứng, kiểm soát chất lượng, sản xuất, hậu cần, thủ tục hải quan và phân phối.

Nhấn mạnh về vai trò của ngành dệt may Việt Nam với các nhà cung cấp thiết bị quốc tế tại Hanoitex 2019, Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng cho hay, Việt Nam đứng thứ 3 về xuất khẩu dệt may trên thị trường thế giới với giá trị xuất khẩu năm 2018 đạt trên 36 tỷ USD và ước tính năm 2019 đạt 40 tỷ USD.

Ngành dệt may tạo việc làm cho trên 2 triệu người lao động, và tiếp tục tạo ra khoảng 200 ngàn việc làm mới mỗi năm. Ngành dệt may Việt Nam hiện nay cũng đang rất năng động nghiên cứu, đầu tư, ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất, góp phần đưa đất nước hội nhập nhanh chóng vào cuộc cách mạng công nghiệp quan trọng, có tính bước ngoặt thay đổi thế giới.

Đóng góp vào mức tăng trưởng xuất khẩu bền vững với mức tăng trung bình từ 8% - 15% mỗi năm, góp phần thực hiện mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại quốc tế đang có nhiều biến động hiện nay, các doanh nghiệp dệt may đang gặp một số khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Theo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, chính khoảng trống nguyên phụ liệu và nhu cầu đổi mới thiết bị, công nghệ phục vụ cho quá trình tăng trưởng của ngành dệt may sẽ tạo cho các nhà cung cấp quốc tế cơ hội tăng doanh số kinh doanh tại Việt Nam.

Nguồn: Báo Đầu tư

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.461
Khách
: 207
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0