Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Ba, 15/10/2024

Đăng ký nhận tin

ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ TRONG KCN: Cần cơ chế thiết thực cho doanh nghiệp

12/04/2024 02:08 CH
Phó Chủ tịch VITAS nhận định, với cơ chế hiện nay doanh nghiệp muốn cũng không làm được. Khoảng trống pháp lý sau Quyết định 13/QĐ-TTg về giá điện cũng gây khó.
 Chia sẻ tại Diễn đàn “Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp - Nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức vào chiều 11/4/2024, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, ngành dệt may có rất nhiều doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp (KCN), khoảng trên 1.200 doanh nghiệp với 610.000 lao động nằm trong KCN.

 

Diễn đàn “Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp - Nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức vào chiều 11/4/2024. 

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 44 tỷ USD, là ngành có tỷ trọng xuất khẩu tăng trưởng nhanh. Năm 2023, mặc dù là năm vô cùng khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 39,5 tỷ USD năm 2024 dự kiến bằng mức cao của năm 2022 với nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản,…và xuất siêu của ngành luôn rất lớn. Việt Nam cũng đang có lộ trình giảm phát thảo net zero. Ngành dệt may đã đưa ra chiến lược, định hướng phát triển bền vững. 

Cụ thể, theo Quyết định 1643/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Dệt may và Da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2021 - 2030 đạt 6,8% - 7,2%/năm, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 phấn đấu đạt 7,5% - 8,0%/năm. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 50 - 52 tỷ USD và năm 2030 đạt 68 - 70 tỷ USD. Tỷ lệ nội địa hoá ngành Dệt May giai đoạn 2021 - 2025 đạt 51% - 55% và giai đoạn 2026 - 2030 đạt 56% - 60%.

 

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).

Định hướng từ nay đến năm 2030, chuyển dần từ trọng tâm  phát triển nhanh sang trọng tâm  phát triển bền vững dựa trên chuyển đổi số, tăng trưởng xanh.

Định hướng từ năm 2030-2035, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và thế giới.

Theo đó, Phó Chủ tịch VITAS cho biết mô hình phát triển bền vững với PPP. Cụ thể, thứ nhất là People bền vững nguồn nhân lực, cải thiện điều kiện làm việc, tăng thu nhập, quan hệ lao động hài hoà, đào tạo… Thứ hai, Profit là tăng trưởng kinh doanh và có lãi gồm quản trị rủi ro, chuyển đổi số, chủ động nguồn cung NPL,…  

 

Ông Cẩm cho biết, ngành dệt may có trên 1.200 doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp (KCN).

Nhận định điện mặt trời mái nhà trong KCN rất phù hợp với chủ trương của nhà nước, giảm phát thải khí nhà kính, ông Trương Văn Cẩm cho biết những thuận lợi của doanh nghiệp dệt may trong đầu tư lắp đặt điện mặt trời mái nhà.

Theo đó, Phó Chủ tịch VITAS chia sẻ, hiện tại khoảng 30 -50% doanh nghiệp tùy theo vùng, miền đã lắp đặt điện mặt trời mái nhà. Nhiều dự án đã dừng lại từ khi Quyết định 13/2020 không còn phù hợp từ 01/01/2021.

Cụ thể, thuận lợi là phù hợp chủ trương của Nhà nước: giảm năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện cam kết Net-Zero vào năm 2050. 

 

Khách mời tham dự Diễn đàn.

Bên cạnh đó, đáp ứng yêu cầu khách hàng: xanh hóa, tiết kiệm điện và sử dụng năng lượng tái tạo. Phù hợp định hướng phát triển của ngành từ “nhanh” sang “bền vững”. Với diện tích mái nhà xưởng lớn, nhất là KCN, ông Cẩm cho rằng thuận lợi cho lắp đặt. Tiết kiệm chi phí, chủ động nguồn cung năng lượng, tăng khả năng cạnh tranh về giá và đáp ứng yêu cầu “xanh hóa” sản phẩm.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch VITAS cũng cho biết, còn một số khó khăn. Cụ thể, điều kiện thời tiết, cơ chế về điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp, KCN chưa rõ ràng, doanh nghiệp lúng túng vì chưa được đưa vào đối tượng và phạm vi điều chỉnh.

“Nếu với cơ chế hiện nay doanh nghiệp muốn cũng không làm được. Khoảng trống pháp lý sau Quyết định 13/QĐ-TTg về giá điện cũng gây khó cho doanh nghiệp”, ông Cẩm chia sẻ. 

 

Diễn đàn “Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp - Nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp" .

Đồng thời nhấn mạnh hiện chưa có khung pháp lý cho phát triển và điều tiết điện mặt trời mái nhà. Quyết định 262/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII mới chỉ tập trung phát triển nguồn điện gió, năng lượng mới. Điện mặt trời mái nhà đến năm 2030 chỉ theo hình thức tự sản tự tiêu.

Do đó, ông Cẩm cho rằng, rất cần các cơ quan đưa ra những quy định dưới Luật để giải thích rất rõ doanh nghiệp mới triển khai được. Ví dụ như định nghĩa xác định về “tự sản tự tiêu” trong KCN, chủ thể trong các KCN để sử dụng điện mặt trời áp mái đó… Cùng với đó, hiện khi điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ dư thừa điện tại các dự án điện mặt trời mái nhà cũng gây khó cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó là vấn đề xử lý các tấm pin, đây là cũng vấn đề xử lý rác thải, làm sao tái chế được để tránh là gánh nặng cho môi trường. Do đó, Phó Chủ tịch VITAS kiến nghị Nhà nước sớm ban hành chính sách tổng thể và hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục đầu tư, lắp đặt, an toàn điện, PCCC cho DN, KCN thống nhất trong cả nước. 

Sớm có quy định cụ thể cơ chế điều tiết, mua bán, sử dụng điện mái nhà trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Sớm ban hành chính sách thay thế cho cơ chế ưu đãi (giá FIT) đã hết hạn. Ví dụ trong KCN có cơ chế cho doanh nghiệp trong cùng KCN mua bán điện…

Về cơ chế hỗ trợ vốn, ông Trương Văn Cẩm cho biết, ngành dệt may chủ yếu là DNNVV là đối tượng cần hỗ trợ vốn cho điện mái nhà, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh doanh tuần hoàn

Đồng thời, cần hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng nghề cho nhân lực vận hành. Hợp tác, tạo điều kiện hợp tác giữa đối tác 3 bên gồm doanh nghiệp, nhãn hàng, tổ chức Quốc tế…

Nguồn: Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.341.148
Khách
: 914
 
ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ TRONG KCN: Cần cơ chế thiết thực cho doanh nghiệp Rating: 5 out of 10 70061.
Core Version: 1.8.0.0