Các quy tắc thiết kế sinh thái của EU, trong đó đặt ra các tiêu chuẩn về hiệu quả năng lượng cho nhiều loại hàng tiêu dùng, các nhà sản xuất có thể phải sử dụng một lượng nhất định hàm lượng tái chế trong hàng hóa của họ, hoặc hạn chế sử dụng các vật liệu khó tái chế.
Frans Timmermans, Phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu phụ trách Thỏa thuận xanh của EU, nói với các phóng viên: “Các sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày cần phải tồn tại lâu dài… Quần áo chúng ta mặc có thể tồn tại lâu hơn ba lần giặt và cũng phải có thể tái chế.
Ủy viên môi trường EU, Virginijus Sinkevičius, cho biết “Đến năm 2030, hàng dệt may được đưa vào thị trường EU phải có tuổi thọ cao và có thể tái chế, được làm từ phần lớn sợi tái chế.” “Quần áo sẽ không cần phải vứt bỏ và thay thế thường xuyên như bây giờ và bằng cách đó, người tiêu dùng sẽ thực sự có được một sự thay thế tốt- một sự thay thế hấp dẫn cho thời trang nhanh”
Trung bình mỗi năm, một người Châu Âu vứt bỏ 11kg quần áo, giày dép và các đồ dùng bằng vải khác. Dệt may là ngành phát thải khí nhà kính lớn thứ tư, sau thực phẩm, nhà ở và phương tiện giao thông, cũng như tiêu thụ một lượng lớn nước và nguyên liệu thô.
Nếu các đề xuất này có hiệu lực, chúng có thể có tác động lớn trên toàn thế giới, vì gần 3/4 quần áo và hàng dệt gia dụng tiêu thụ ở EU được nhập khẩu từ nơi khác.
Ủy ban cuối cùng cũng có thể cấm hành vi vứt hàng hóa tồn kho đến bãi rác, mặc dù các quan chức cho biết họ cần thêm thông tin về vấn đề này. Sinkevičius cho biết nghĩa vụ đối với các công ty là phải tiết lộ các sản phẩm tồn kho được gửi đến bãi chôn lấp.
Các đề xuất này là một phần của kế hoạch "nền kinh tế tuần hoàn" của EU, nhằm mục đích làm rõ dấu ấn sinh thái của Châu Âu đối với tài nguyên thiên nhiên của thế giới. Việc mô tả một sản phẩm là “thân thiện với môi trường” hoặc “sinh thái” sẽ bị cấm nếu nhà sản xuất không thể chứng minh được.
Các công ty cũng sẽ có nghĩa vụ thông báo cho người tiêu dùng về các tính năng làm giảm tuổi thọ của sản phẩm, chẳng hạn như phần mềm ngừng hoặc hạ cấp chức năng của điện thoại thông minh và máy tính xách tay theo thời gian.
Nusa Urbancic, Giám đốc tổ chức phi chính phủ Tổ chức Thay đổi Thị trường, cho biết ngành công nghiệp thời trang đã thoát khỏi “nguyên tắc trả tiền cho người gây ô nhiễm” quá lâu. “Các thương hiệu đường phố làm cho chúng ta choáng ngợp với vô số quần áo rẻ tiền không được thiết kế để sử dụng lâu dài, nhưng họ không phải trả giá cho hàng núi rác thải bị vứt bỏ, kể cả ở các nước đang phát triển. Điều đó là sai và bây giờ có thể sẽ thay đổi, sau thông báo hôm nay”, cô nói.
Theo The Guardian