Với tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng 2024 ước đạt 28,32 tỷ USD, tăng 6,19% so cùng kỳ 2023, trong đó xuất khẩu hàng may mặc ước đạt 22,25 tỷ USD, tăng 6,27%; XK xơ sợi ước đạt 2,92 tỷ USD, tăng 1,56%; XK vải ước đạt 1,73 tỷ USD, tăng 8,2%. Tổng KN nhập khẩu NPL dệt may 8 tháng 2024 ước đạt 16,16 tỷ USD, tăng 13,47% so cùng kỳ 2023. Dệt May cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực những tháng tới khi các thị trường xuất khẩu chủ lực đang ấm dần và đã tăng trưởng trở lại như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, và EU tiến dần tới mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2024. Là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, ngành công nghiệp thời trang nói chung đang nỗ lực không ngừng để phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn.
Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế hướng tới sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải, góp phần bảo vệ môi trường đem lại hiệu quả kinh tế, gồm 3 nội dung cốt lõi: (1) Giảm thiểu phát thải ra môi trường thông qua sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguyên liệu, năng lượng và sử dụng nguyên liệu, năng lượng có khả năng tái tạo; (2) Tái sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm; (3) Tái chế, tận dụng phế liệu, phế thải trở thành đầu vào sản xuất.
Tại Việt Nam đi kèm với những thành quả tăng trưởng, mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống theo chu trình khai thác, sản xuất và phát thải đã gây ra những vấn đề môi trường không nhỏ. Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ Môi trường 2015, Luật Đất đai 2013 và nhiều văn bản dưới luật hướng tới phát triển bền vững. Chiến lược phát triển ngành Dệt May Da Giày Việt Nam đến năm 2030 cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.
Công nghiệp Thời trang đang chuyển mình từ thời trang nhanh vứt bỏ hay chuyển ra đống rác sang thời trang bền vững. Việc tiêu thụ nhiều nguyên liệu, năng lượng, cũng như lãng phí phế thải không chỉ ảnh hưởng xấu đến môi trường mà còn khiến chi phí sản xuất ở mức cao, làm suy giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tái chế và tuần hoàn trong công nghiệp thời trang
Về sản phẩm: thiết kế, nguyên liệu
Nguyên liệu Thiết kế xanh hướng tới việc thiết kế lại toàn bộ hệ thống, quy trình sản xuất sao cho sử dụng hiệu quả nhất tài nguyên và chất thải tạo ra có thể tái sử dụng, tiết kiệm tài nguyên, sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn, đồng thời mở ra những cơ hội mới, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo trong những ngành, lĩnh vực mớiDệt kim Đông Xuân- thời trang an toàn cho sức khỏe Phát triển nguyên liệu xanh sạch, thân thiện với môi trường sợi sen, lá chuối, May 10 với sợi ngô, Việt Tiến với sơ mi hoa hồng, Phong Phú Mollis với đậu nành, sợi sữa...Sản phẩm organic không hóa chất, thuốc trừ sâu, bảo vệ sức khỏe người dùng và Phát triển cây nguyên liệu: tơ tằm, gai, đay, chuối dứa sen, Polyester tái chế...
Thiết kế sản phẩm- thiết kế sinh thái để thuận lợi cho việc tái chế từng phần hoặc toàn bộ sản phẩm Kéo dài vòng đời sản phẩm
Năng lượng Năng lượng xanh, tái tạo còn khó khăn nhưng năng lượng điện gió vẫn đang từng bước phát triển. Việt Nam cũng có tiềm năng phát triển điện sinh khối với nguồn gỗ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, rác thải đô thị, phế thải chăn nuôi và các chất hữu cơ khác hay sử dụng điện mặt trới áp mái như Việt Tiến, sử dụng lò hơi điện, sinh khối
Giải pháp quản trị, đào tạo nhân lực
Thực hiện chiến lược ESG Môi trường-Xã hội và Quản trị; áp dụng tự động hóa, sản xuất thông minh, đào tạo nhân lực trong khâu sợi và dệt nhuộm, vải, hàng may mặc, Mô hình quản lý hiện đại tối ưu sử dụng năng lượng, tạo liên kết chuỗi: sợi từ các nguồn phụ phẩm nông nghiệp; Tái sử dụng, tái sản xuất, tăng tỷ lệ tái chế...
Kết hợp với chuyển đổi số, áp dụng khoa học kỹ thuật hay công nghệ tiên tiến Quan trọng: đào tạo nhân lực có tay nghề cao, kỹ năng để phát huy được thế mạnh của công nghệ.
Thay đổi mạnh mẽ trong tư duy lãnh đạo doanh nghiệp- yếu tố then chốt
Đồng hành cùng đối tác trong nước và nước ngoài với mục tiêu Phát thải ròng bằng không 2050- Net Zero về giảm phát thải khí nhà kính trong nước và thế giới nhằm thích ứng biến đổi khí hậu Đặt con người vào trung tâm của chiến lược phát triển bền vững của VCCI
Trong công trình nghiên cứu chống rác thải nhựa, Với mục tiêu giảm rác thải nhựa, tái chế tái sử dụng Addidas với thông điệp End plastic waste, Đối tác tái chế với WWF, hướng tới mức trung bình 30% hàm lượng tái chế hoặc nội dung dựa trên sinh học có nguồn gốc có trách nhiệm vào năm 2025. WWF với chương trình tài chính xanh, xử lý nước thải
H&M Group và Burberry, công bố đầy đủ dữ liệu về khí thải, đặt ra các mục tiêu ngắn hạn dựa trên khoa học phù hợp với mức 1,5C, PUMA Cotopaxi và Hanesbrands Inc. công khai tỷ lệ công nhân may mặc nhận được mức lương đủ sống. Dự án Waste No More GIZ, Tái sử dụng nguyên vật liệu có sẵn.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II) hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam theo hướng sạch, bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng và dựa trên các nguyên tắc thị trường. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là hoạt động nhằm giảm nhẹ mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính, tăng cường hấp thụ khí nhà kính. Mới đây, 33 công ty bao gồm chủ sở hữu của các thương hiệu thời trang và hàng xa xỉ nổi tiếng như H&M, Zara, Gucci cam kết mua 550.000 tấn sợi carbon thấp được sản xuất từ áo quần cũ tái chế và phế phẩm nông nghiệp. Những loại sợi được xem là bền vững này sẽ được sử dụng để sản xuất áo quần mới và bao bì đóng gói.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam Theo ông Vũ Đức Giang-Chủ tịch: khi thực hiện chủ trương Đa dạng sản phẩm-Đa dạng Thị trường- Đa dạng khách hàng, VITAS đồng hành cùng doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới, Con đường khai phá chấp nhận rủi ro, tốn kinh phí đầu tư ban đầu nhưng sẽ mở ra các hướng đi mới cho Ngành.
Áp lực ngày càng tăng trong việc phải giảm dấu ấn carbon đối với ngành thời trang đã dẫn đến các loại chất liệu thay thế. Các vật liệu được gửi phải dựa trên tính chất sinh học hoặc được chế tạo bằng công nghệ sinh học, có thể phân hủy sinh học và/hoặc có thể tái chế, ít bị vón cục và đổ sợi sau khi dệt kim, đồng thời có khả năng sản xuất ở nhiều trọng lượng. Giống như vòng đời của bất kỳ sinh vật nào, thời trang cũng có thể sử dụng rồi tái tạo để tối đa tuổi thọ. Hiện cuộc cách mạng đang len lỏi vào từng công đoạn của chuỗi sản xuất. Evrnu, một công ty đã hồi sinh hàng chục triệu tấn chất thải dệt may mỗi năm, là một ví dụ tiêu biểu. Công nghệ đột phá của Evrnu biến những phế phẩm may mặc thành sợi nguyên sinh có chất lượng ngang bằng hoặc cao hơn cả nguyên bản ban đầu, chúng thậm chí vẫn có thể được tiếp tục tái chế nhiều lần. Công ty này đã bắt tay với Stella McCartney, Adidas, Levi’s, Target và hướng đến mục tiêu tái sinh thành công tất cả các mặt hàng dệt may vào năm 2030. Điều này sẽ thực sự thay đổi cuộc chơi vì hiện tại 85% quần áo của chúng ta vẫn được xử lý ở các bãi chôn lấp hoặc lò đốt.
Tại Việt Nam TCM Dệt may Thành Công đã và đang đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt những sản phẩm thân thiện với môi trường, những sản phẩm tái chế và những sản phẩm có giá trị cao có quy trình sản xuất khép kín từ Sợi -Dệt- Nhuộm - May, phát triển bền vững (ESG), 3 loại vật liệu Polyester, Viscose, Cotton tái chế. Recycle Polyester Về nguồn gốc polyester là một loại sợi tổng hợp từ dầu mỏ – gây cạn kiệt tài nguyên và mất rất nhiều thời gian để phân hủy trong môi trường sinh thái. Nguyên liệu Polyester tái chế có 3 sản phẩm từ: chai nhựa, mía và ngô, hay quần áo cũ chứa thành phần Polyester giảm thải khí CO2 ra môi trường bên ngoài, sản phẩm này khi được vùi trong đất khả năng phân hủy đến 68.8% sau 180 ngày. Trong khi, Polyester thông thường phải mất đến 500-1000 năm mới phân hủy hoàn toàn, tiết kiệm năng lượng sử dụng nguồn nước hiệu quả và tiết kiệm nhất bằng cách tái sử dụng nguồn nước thông qua hệ thống tuần hoàn nước, dự kiến lò hơi từ than đá sang nguyên liệu sinh khối Bio-mass hướng đến ZDHC “Chương trình không xả hóa chất nguy hiểm (ZDHC)” kiểm soát hóa chất đầu vào bằng BVE3 “Công cụ quản lý tồn kho hóa chất trực tuyến” và thực hiện hướng đến đạt ZDHC.
Đó cũng chính là hướng đi tới Kinh tế Tuần hoàn của Dệt May Việt Nam