Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Ba, 16/04/2024

Đăng ký nhận tin

Giữ nguyên giờ làm việc tiêu chuẩn: Giải pháp phù hợp cho nền kinh tế Việt Nam.

05/08/2019 09:02 SA
Ngày 01/8/2019, VITAS đã gửi Công văn số 100/CV-HHDM tới Cục An toàn Lao động (Bộ LĐ-TB&XH) tham gia ý kiến về những quy định liên quan đến thời giờ làm việc và làm thêm giờ trong Bộ luật lao động sửa đổi 2012. Theo đó, Hiệp hội Dệt May Việt Nam không tán thành với việc giảm thời giờ làm việc tiêu chuẩn từ 48 giờ/tuần hiện nay xuống 44 giờ/tuần. 
Các nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho thấy các nước có thu nhập cao có khuynh hướng quy định giờ làm việc tiêu chuẩn thấp hơn so với các nước có thu nhập trung bình và thấp. Châu Á là nơi có nhiều nước quy định giờ làm việc dài nhất, khi nhiều quốc gia (32%) không có giới hạn cho giờ làm việc tối đa hàng tuần và 29% khác ở ngưỡng cao (60 giờ mỗi tuần trở lên). Chỉ có 4% các quốc gia tuân thủ các khuyến nghị của ILO và thiết lập các tiêu chuẩn lao động quốc tế tối đa 48 giờ hoặc ít hơn cho 1 tuần làm việc.

 

Nước

GDP b/q người USD (2018)*

Xếp hạng

GDP/ng*

Giờ LV tiêu chuẩn/tuần

 

Nước

GDP b/q người USD

(2018)*

Xếp hạng

GDP/ng*

Giờ LV tiêu chuẩn/tuần

Việt Nam

2.551

131

48

Singapore

64.041

7

44

Thái Lan

8.187

81

48

Indonesia

3.871

115

40

Malaysia

10.942

63

48

Campuchia

1.509

150

48

Philippin

3.104

127

48

Lào

2.720

129

48

*NgTheo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế

Như vậy, trình độ phát triển, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực (Việt Nam chỉ được xếp hạng cao hơn Campuchia trong 8 nước nêu trên), trong khi đa số các nước vẫn duy trì thời gian làm việc tiêu chuẩn 48 giờ/tuần.

Hiện nay, ngay cả khi luật pháp Việt Nam quy định thời giờ làm việc tiêu chuẩn 48 giờ/tuần, thì các DN ở nhiều ngành nghề như dệt may, da giày, thủy sản đã phải bố trí làm thêm giờ hết thời gian được phép 300 giờ/năm theo quy định. Thậm chí, có DN vi phạm quy định về giờ làm thêm để có thể giao hàng đúng hạn, tránh bị phạt hợp đồng hoặc phải giao hàng theo máy bay. Nếu giảm từ 48 giờ/tuần hiện nay xuống 44 giờ tuần, đương nhiên các DN sẽ phải tăng thêm chi phí cho 4 giờ/tuần từ thời gian làm việc bình thường sang trả lương theo giờ làm thêm tối thiểu 150%, 200%, 300% đơn giá tùy theo ngày làm thêm. Đối với 1 DN quy mô 2000 lao động sẽ phải trả thêm 1 năm khoảng 5 tỷ VNĐ. Ngành dệt may Việt Nam đang thu dụng khoảng 2,8 triệu lao động, chi phí cho việc này sẽ rất lớn.   
Như vậy, việc giảm thời giờ làm việc tiêu chuẩn xuống 44 giờ 1 tuần là chưa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam và làm tăng thêm chi phí, giảm sức cạnh tranh của DN.     

Về thời gian làm thêm, VITAS đề nghị như sau:

- K
hông quy định làm thêm giờ theo tháng;
- Quy định làm thêm giờ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; bố trí giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12h/1 ngày (như quy định hiện hành);
- Giờ làm thêm trong 1 năm đề nghị tăng lên 50% so với luật hiện hành đối với một số ngành nghề đặc biệt, tức là không quá 450 giờ/1năm. Vì hiện nay, theo yêu cầu của khách hàng đa số các đơn hàng có thời gian giao hàng ngắn, nhiều DN dệt may vi phạm quy định giờ làm thêm để đảm bảo giao hàng đúng hạn. Nhưng khi khách hàng hoặc các tổ chức đánh giá (ví dụ: Better Work) phát hiện vi phạm DN sẽ bị cắt hợp đồng ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người lao động.    
- Đề nghị không đưa quy định việc trả lương lũy tiến làm thêm giờ vào Dự thảo, vì tiền lương trả cho thời giờ làm thêm đã quá cao (150%, 200% và 300%). Trong khi Nhật Bản quy định: trường hợp thời gian làm việc kéo dài vượt quá 45 giờ/tháng thì tỷ lệ trả thêm là 30%, trường hợp vượt quá 360 giờ/năm thì tỷ lệ lương trả thêm là 35%.

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Số bài/trang
Trang « 1 2 3 4 ... 23 »
Chọn ngày
Số bài/trang
Trang « 1 2 3 4 ... 23 »
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.107.319
Khách
: 1.074
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Giữ nguyên giờ làm việc tiêu chuẩn: Giải pháp phù hợp cho nền kinh tế Việt Nam. Rating: 5 out of 10 23213.
Core Version: 1.8.0.0