Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Tuyên bố chung các ngành công nghiệp trước đại dịch Covid-19

23/04/2020 12:46 CH
Ngày 21 tháng 4,  VITAS đã ký kết tham gia Tuyên bố chung cùng hơn 60 Hiệp hội, Tổ chức quốc gia trên thế giới đại diện cho các ngành công nghiệp dệt may, giày dép, hàng hóa du lịch và thời trang toàn cầu kêu gọi chung tới các chính phủ, các bên liên quan và các đối tác trong chuỗi cung ứng, có hành động trách nhiệm ứng phó với Covid-19. Bản Tuyên bố chung này ở quy mô lớn hơn so Tuyên bố chung của nhóm STAR 
 



























Ngày 21 tháng 4 năm 2020

Các tổ chức ký tên dưới đây, đại diện cho toàn bộ các ngành công nghiệp dệt may, giày dép, hàng hóa du lịch và thời trang toàn cầu, phối hợp cùng nhau đưa ra lời kêu gọi chung tới chính phủ, các bên liên quan và các đối tác trong chuỗi cung ứng.

Đại dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, do đó đòi hỏi nỗ lực đoàn kết và không chia cắt của hàng tỷ người - bao gồm những đội phản ứng đầu tiên, chuyên gia y tế, nhà hoạch định chính sách, nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu và công dân. Rất nhiều ngành công nghiệp của chúng ta đã tạm dừng/ hạn chế hoạt động để giữ an toàn cho công nhân và người tiêu dùng, tuân thủ theo các hướng dẫn y tế toàn cầu VÀ trao quyền hoặc tái sử dụng các cơ sở, nhà máy và chuỗi cung ứng để sản xuất, phân phối các mặt hàng thiết bị bảo vệ cá nhân và phục vụ các nhu cầu khẩn cấp khác về vật liệu y tế.

Cùng bạn bè, gia đình và cộng đồng, chùng ta có thể và sẽ chấm dứt được đại dịch chết người này.

Cuộc khủng hoảng này cũng đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm ẩn. Khi các doanh nghiệp đóng cửa, doanh thu và dòng tiền thanh khoản bị cạn kiệt. Việc siết chặt thanh khoản đã ảnh hưởng xấu đến nhiều doanh nghiệp, công nhân và nhiều nhà cung cấp trên toàn thế giới. Hợp đồng đang bị hủy bỏ, công nhân bị xáo trộn, các nhà máy và doanh nghiệp bị đóng cửa. Với mỗi ngày trôi qua, thiệt hại này càng ngày càng lớn và gây hại cho ngày càng nhiều các bên liên quan. Chúng ta cần phối hợp, đảm bảo sự kiên quyết và đẩy mạnh những nỗ lực của mình để hạn chế và giảm thiểu thiệt hại này. Cùng với việc tiếp tục cống hiến và nỗ lực để chống lại đại dịch này, chúng ta cũng phải cùng nhau chống lại cuộc khủng hoảng kinh tế cũng đã được tạo ra.

Với suy nghĩ này, chúng tôi thống nhất đưa ra lời kêu gọi chung và thống nhất các nguyên tắc:

• Chính phủ, với sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế, phải ban hành các biện pháp kích thích tạm thời để đảm bảo thanh khoản.

- Các biện pháp này phải linh hoạt nhất có thể để người sử dụng lao động trong chuỗi cung ứng có thể tiếp cận được với sự cứu trợ một cách nhanh nhất.

- Những biện pháp này phải đảm bảo mang lại lợi ích cho cả người sử dụng lao động và người lao động.

- Mặc dù chỉ là tạm thời, nhưng các biện pháp này có thể dễ dàng mở rộng và nhanh chóng được gia hạn trong trường hợp cuộc khủng hoảng này kéo dài hơn so với dự kiến hiện tại.

• Chính phủ nên thực hiện hoãn thuế tạm thời, giảm thuế để hỗ trợ thanh khoản và dòng tiền, và giữ được công ăn việc làm cho người lao động.

- Chính phủ nên thực hiện luôn việc hoãn thu thuế tối thiểu trong khoảng thời gian 180 ngày.

- Chính phủ cũng nên hoãn thu thuế với các trường hợp mặt hàng là thiết bị bảo hộ cá nhân hoặc các mặt hàng dành cho người tiêu dùng có thu nhập thấp.

• Chính phủ nên hạn chế áp đặt các hạn chế thương mại mới và không nên cản trở sản xuất hoặc giao hàng đối với mặt hàng thiết bị bảo hộ cá nhân, các sản phẩm trung gian và nguyên liệu thô.

Chúng tôi hoan nghênh tuyên bố của G-20 đã nói khá nhiều về những mặt hàng này, nhưng giờ đây tùy thuộc vào từng chính phủ - và các chính phủ khác không thuộc G-20 - để thực hiện và theo các cam kết này. Không chỉ bằng lời nói, hành động của chúng ta sẽ quyết định được mức độ nhanh chóng khả năng cao chúng ta vượt qua được cuộc khủng hoảng này.

Các đối tác trong chuỗi cung ứng cũng cần phải thực hiện trách nhiệm của họ. Các doanh nghiệp tư nhân nên có hành động giảm thiểu sự gián đoạn, tạo điều kiện thanh toán cho các công việc đã được thực hiện và đảm bảo cho người lao động vẫn có đủ sức khỏe và an toàn tiếp tục được đối xử với sự tôn trọng đầy đủ. Các doanh nghiệp cần tiếp tục làm việc và hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong chuỗi cung ứng của họ, để đảm bảo chuỗi cung ứng được định vị tốt nhất để vượt qua cuộc khủng hoảng này.

Những hành động này trong 90 ngày tới không chỉ giúp chúng ta có thể phục hồi nhanh như thế nào, mà còn khẳng định được tầm quan trọng của ngành công nghiệp chúng ta và vai trò của mỗi quốc gia. Ngành công nghiệp của chúng ta đã thực sự chạm đến mọi người trên hành tinh và chúng tôi có một cam kết không ngừng - với công nhân và cả những người tiêu dùng - rằng dù trong khủng hoảng, nhưng ngành công nghiệp của chúng ta luôn đảm bảo có trách nhiệm, bền vững, khả thi và lành mạnh.

(Ký tên, theo vần Alphabet tiếng Anh)

 

 

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.514
Khách
: 261
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0