Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Giải pháp đa dạng hóa nguồn cung ứng nguyên liệu và tăng cường năng lực phát triển bền vững tham gia chuỗi dệt may toàn cầu

25/06/2020 04:39 CH
Ngày 24/6/2020, VCCI phối hợp với tổ chức WWF và VITAS tổ chức buổi hội nghị với chủ đề: “Giải pháp đa dạng hóa nguồn cung ứng nguyên liệu và tăng cường năng lực phát triển bền vững tham gia chuỗi dệt may toàn cầu”.

 

Toàn cảnh hội nghị

Trao đổi tại hội nghị, Bà nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Tổng Thư ký VITAS đã có bài trình bày về “Tổng quan về tác động của dịch bệnh đến ngành dệt may - Xu hướng dịch chuyển của thị trường nguyên liệu tiêu thụ”. Theo bà Mai chia sẻ, tác động của dịch COVID -19 đến ngành dệt may Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ khi khởi phát đến giữa tháng 3/2020, ảnh hưởng của dịch bệnh chưa thật rõ ràng, các doanh nghiệp chỉ mới quan ngại về nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Hoạt động sản xuất vẫn có thể tiếp tục duy trì đến hết quý I, đầu quý II/2020. Tuy nhiên vào giai đoạn 2 của dịch bệnh khi Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội, nguồn cung nguyên phụ liệu từ Trung Quốc tuy có dấu hiệu phục hồi nhưng dịch lại bùng phát mạnh tại hai thị trường trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ và EU khiến nguồn cầu dệt may bị cắt giảm đột ngột. Các nhãn hàng lớn nhỏ đồng loạt dừng hoặc cắt tất cả các đơn hàng và đóng cửa hệ thống bán lẻ. Trong khi đó, doanh nghiệp đã chi phí nhiều cho việc mua nguyên phụ liệu từ trước. Các doanh nghiệp dệt may chịu thiệt hại nặng nề với 70% tỷ lệ doanh nghiệp phải cắt giảm việc ngay và 80% doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động. Các doanh nghiệp bắt đầu chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn, tìm đường xuất khẩu sang những nước có dịch. Đây là giai đoạn thực sự khó khăn cho ngành Dệt May Việt Nam. Giai đoạn 3 được tính từ sau giãn cách xã hội đến nay, một số đơn hàng đã dần có trở lại nhưng vẫn chưa xuất khẩu được, khoảng 80% doanh nghiệp vẫn rất khó khăn do không đủ việc làm. Thị trường đồ bảo hộ y tế sôi động nhưng đó không phải là thế mạnh của ngành. Ở thời điểm này, thị trường khẩu trang vải kháng khuẩn nội địa cũng đã bão hòa, doanh nghiệp muốn xuất khẩu khẩu trang vải, khẩu trang y tế sang Mỹ và EU nhưng còn vướng các giấy chứng nhận FDA, CE…

 

 Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký VITAS trình bày tại hội nghị

Bà Mai nhận định: “Nhìn chung khó khăn của ngành dệt may sẽ còn kéo dài, tỷ lệ doanh nghiệp bị phá sản, đóng cửa, số công nhân bị mất việc làm chưa có số liệu chính xác nhưng ước tính đến hết tháng 6 thiệt hại của ngành dệt may do dịch COVID -19 có thể lên tới hơn 12.000 tỷ đồng”.

Ông Trần Ngọc Liêm, Phó giám đốc VCCI – HCM cũng đồng quan điểm với bà Mai. “Việc thiếu đơn hàng khiến 30% công nhân ngành dệt may thiếu việc trong tháng 4; 50% thiếu việc trong tháng 5 với mức lương tối thiểu theo luật, bình quân 4,2 triệu đồng/tháng. Tổng thiệt hại ước tính trên 5.000 tỷ đồng, cộng dồn với thiệt hại do tồn kho nguyên liệu mua trước, sản phẩm bị hoãn, hủy đơn hàng thì 6 tháng đầu năm vừa qua, toàn ngành dệt may đã mất từ 11.000 - 12.000 tỷ đồng. Đáng nói là con số này chưa dừng lại, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài thêm, mỗi tháng ngành thiệt hại sẽ tiếp tục thêm khoảng 3.000 tỷ đồng”, ông Liêm nhấn mạnh.

Theo báo cáo khảo sát của VCCI vào tháng 4/2020 do ông Nguyễn Đức Bình, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DNNVV (SMEPC) trình bày, dệt may là một trong những ngành chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không, da giày. Có 95% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, trong đó doanh nghiệp giảm lao động >50% chiếm 50%. Theo đó, 95,3%  doanh nghiệp bị giảm doanh số, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp bị giảm tới 95%. Qua đó, mong muốn của các doanh nghiệp là tìm nguồn cung ổn định thay thế Trung Quốc, đặc biệt là nguồn cung nội địa với chất lượng đạt yêu cầu, giá cả cạnh tranh, giao hàng đúng hạn, tiêu chuẩn xuất hàng US, EU…

Theo các chuyên gia, dù có nhiều kịch bản kết thúc dịch bệnh và phục hồi khác nhau của kinh tế thế giới nhưng dệt may Việt Nam vẫn được dự báo có 1 năm suy giảm kim ngạch xuất khẩu khá sâu; trong đó, kịch bản tốt nhất khi hoat động sản xuất, thương mại được phục hồi từ tháng 6 thì khả năng đạt kim ngạch xuất khẩu  đạt khoảng 35 tỷ USD, giảm 10% so với năm trước; kịch bản hiện thực là xuất khẩu đạt khoảng 33,5 tỷ USD và trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục phức tạp, xuất khẩu dệt may khả năng chỉ đạt 30 - 31 tỷ USD.

Trong bối cảnh đó, vận dụng mọi phương án để bảo toàn nguồn lực từ nhân lực, thị trường, tài chính... được cho là giải pháp an toàn để doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng dịch COVID -19.

Bài: Quỳnh Anh
Ảnh: Thanh Bình

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.553
Khách
: 300
 
Giải pháp đa dạng hóa nguồn cung ứng nguyên liệu và tăng cường năng lực phát triển bền vững tham gia chuỗi dệt may toàn cầu Rating: 5 out of 10 102156.
Core Version: 1.8.0.0