Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Dự luật Lao động: Doanh nghiệp sẽ chủ động xây dựng thang, bảng lương

15/05/2019 09:33 SA
Ngày 14/5, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Góp ý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) từ cộng đồng doanh nghiệp”.

Tại Hội thảo, tiền lương và quy chế trả lương là những vấn đề nóng được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến của các hiệp hội, chuyên gia kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI khẳng định, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế phát triển sôi động như hiện nay thì ổn định quan hệ lao động tại doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam, sau Hiến pháp, Bộ luật Lao động giữ vị trí rất quan trọng, tác động đến toàn bộ hoạt động của xã hội.

“Chính vì vậy, việc thể chế hóa những mong muốn, đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) là việc làm hết sức cần thiết để đảm bảo các vấn đề về quan hệ lao động sẽ được xử lý một cách tích cực hơn, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay”, ông Phòng nhấn mạnh.

Quang cảnh Hội thảo

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Bùi Sỹ Lợi, dự thảo Bộ luật Lao động lần này đưa ra 221 điều, giảm 21 điều so với trước; giữ lại 17 chương; sửa đổi 162 điều, bỏ 44 điều. Có 4 lý do quan trọng khi quyết định đưa ra dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi lần này.

Thứ nhất, cần thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 27 của Trung ương Đảng đối với chính sách tiền lương công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp.

Thứ hai, nhằm thể hiện các cam kết chính trị của Việt Nam đối với các hiệp định thương mại như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và sắp tới là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Thứ ba là nhằm đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực thi các điều kiện về tiêu chuẩn lao động đáp ứng nhu cầu của quốc tế.

Cuối cùng là để đảm bảo phù hợp với Hiến pháp và bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, đồng thời khắc phục những tồn tại, vướng mắc để hoàn thiện đánh giá, tổng kết của Chính phủ trong 5 năm vừa qua.

Bàn về vấn đề tiền lương và căn cứ xác định tiền lương, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, tiền lương tối thiểu đảm bảo cho lao động giản đơn và mức sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ.

“Trong dự thảo lần này, thang lương, bảng lương, tiền thưởng sẽ do doanh nghiệp tự quyết định nhưng phải đảm bảo được nguyên tắc tiền lương phản ánh giá cả sức lao động theo mặt bằng chung của thị trường”, ông Lợi thông tin.

Ngoài ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không quy định về thời gian làm việc tối đa, sẽ nới giờ làm việc cho một số ngành nghề phù hợp như dệt may, da giày, thủy sản, điện tử... Cá biệt, giờ làm thêm có thể lên đến 400 giờ.

Mục tiêu của việc tăng giờ làm thêm nhằm đáp ứng nhu cầu của cả doanh nghiệp và người lao động, vì hiện tại lương cơ bản còn thấp và thu nhập của phần lớn người lao động không đủ sống.

Đối với tất cả các trường hợp làm thêm giờ, người lao động sẽ được trả lương cao hơn và đây là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Thảo luận về vấn đề bổ sung, thay đổi ngày nghỉ lễ trong năm, ông Mai Đức Thiện, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, việc nghỉ lễ dài ngày, đặc biệt là vào dịp Tết Âm lịch khiến nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được đơn hàng sản xuất của đối tác nước ngoài. Vì vậy, kiến nghị thời gian tới có thể sẽ giảm bớt số ngày nghỉ dịp Tết Âm lịch để san đều vào các dịp nghỉ trong năm.

Nguồn: Thời báo ngân hàng

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.146
Khách
: 1.129
 
Dự luật Lao động: Doanh nghiệp sẽ chủ động xây dựng thang, bảng lương Rating: 5 out of 10 66314.
Core Version: 1.8.0.0