Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Những thách thức với lao động ngành dệt may hiện nay

20/06/2017 02:11 CH

Dệt may thường được coi là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15% trong giai đoạn 2010-2015. Lao động trong ngành dệt may đang đứng trước nhiều khó khăn. Họ không những phải làm thêm giờ để tăng thu nhập mà còn phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm vì doanh nghiệp áp dụng hiện đại hóa sản xuất để tăng năng suất và giảm giá thành.

Trong năm 2017, ngành dệt may Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục gặp khó khăn do phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ. Ngoài ra, Hiệp hội Dệt may cũng dự báo, trong năm 2017, tổng nhu cầu dệt may thế giới sẽ vẫn tăng trưởng chậm.

Tuy nhiên, việc tạm dừng TPP cũng vẫn được đánh giá là một cơ hội tốt cho dệt may nước ta, việc tạm dừng TPP chính là cơ hội để ngành dệt may sẽ chủ động hơn về nguồn nguyên liệu đầu vào. Một vấn đề tác động lớn đến ngành dệt may trong năm 2017 còn là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0). Công nghiệp 4.0 với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và internet sẽ tạo ra các lợi thế hết sức to lớn. Cuộc cách mạng này nâng cao mức thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống khi các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra với chi phí thấp, việc thực hiện được đơn giản hóa.

 

Có nhiều thách thức đang đặt ra đối với lao động ngành dệt may Việt Nam

Công nghiệp 4.0 dự báo cũng đặt ra nhiều vấn đề cho các ngành sản xuất. Đó là nguy cơ mất việc làm cao đối với một số ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giầy. Công nghiệp 4.0 vẫn làm gia tăng nguy cơ mất việc làm đối với lao động dệt may, đặc biệt lao động có trình độ thấp và ở những công đoạn dễ thay thế bằng máy móc, song mức độ tác động ở mỗi công đoạn sản xuất dệt may cũng khác nhau.

Mặt khác, Phó Chủ tịch Vitas cũng cho biết, dệt may Việt Nam trong công nghiệp 4.0 sẽ phải đối mặt với nguy cơ chuyển dần sản xuất quay lại các nước, như: Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc… là các quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển và chiếm tới gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Đồng thời tạo ra sự chênh lệch lớn về trình độ và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, trong ngành và giữa các ngành nghề với nhau.

Công nghệ điện tử tiên tiến được áp dụng triệt để vào ngành may mặc. Khi đó, những sản phảm này không thể dùng nhiều lao động mà chủ yếu được sản xuất bằng máy móc và nhiều chuyên gia dự đoán mảng kinh doanh này sẽ đạt tổng giá trị 70 tỷ USD vào năm 2025. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng như các ký thuật tiên tiến, việc các nhà máy quyết định dịch chuyển từ tận dụng lao động giá rẻ sang tận dụng máy móc là điều dễ hiểu.

Gần đây, công nghệ sản xuất không dùng máy khâu đang được các nhà máy chú ý khi các nghiên cứu cho thấy kỹ thuật này có thể giảm 25-35% thời gian vận hành cũng như giảm nhân công. Riêng tại Việt Nam, ngành thời trang mới chỉ đầu tư vào công nghệ tự động cắt may từ năm 2015. Theo đó mỗi máy cắt may tự động có thể thay thế được khoảng 15 công nhân và doanh nghiệp có thể thu hồi chi phí đầu tư trong vòng 18 tháng kể từ ngày mua máy.

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2016 tại Mỹ cho thấy nếu thay 3 công nhân làm máy khâu bằng một chiếc máy tự động, công ty có thể tiết kiệm được 180.000 USD trong vòng 5 năm. Không những thế, công nghệ tự động hóa đang ngày một rẻ hơn khiến chi phí sử dụng máy khâu tự động sẽ rẻ hơn gấp 4 lần so với lao động thủ công vào năm 2020.

Với yếu tố này, nhiều khả năng trong tương lai ngành dệt may, da giày tại Mỹ cũng như các nước Phương Tây sẽ sống lại sau nhiều năm điêu đứng vì Châu Á. Ví dụ điển hình là nhà máy sản xuất sợi cotton Parkdale tại Mỹ đã từng đóng cửa từ thập niên 90 nhưng đã hoạt động lại vào năm 2010. Nhà máy này hiện sản xuất 1,1 tấn sợi mỗi tuần chỉ với 140 công nhân, mức sản lượng cần tới hơn 2.000 lao động nếu vào năm 1980. Theo CEO Anderson Wartick của Parkdale, chính yếu tố công nghệ và tự động hóa đã hồi sinh lại nhà máy này. Trong khi đó, nghiên cứu của ILO cho thấy các doanh nghiệp dệt may, da giày tại Thái Lan và Trung Quốc sẽ ngày càng có lợi nếu đầu tư và tự động hóa trong sản xuất, đặc biệt là đầu tư sau năm 2020 khi chi phí công nghệ rẻ dần còn giá nhân công lại đi lên.

Để đảm bảo việc làm trước sự phát triển của công nghệ tự động hóa thì phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao thay vì chỉ gia công với số đông lao động. Mặt khác, việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một nguồn tuyển dụng lao động quan trọng. Tự động hóa chỉ đe dọa những lao động kỹ năng thấp và lao động phổ thông.

Theo Mai An/ANTT

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.545
Khách
: 292
 
Những thách thức với lao động ngành dệt may hiện nay Rating: 5 out of 10 78813.
Core Version: 1.8.0.0