Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Gần 200 đại biểu tham dự Hội thảo Kỹ thuật dệt may lần thứ 4 – năm 2018 tại TP. HCM.

28/06/2018 03:29 CH

Ngày 27/6 tại TP. HCM, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) phối hợp với Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc (KITECH) tổ chức Hội thảo Kỹ thuật dệt may lần thứ 4 – năm 2018 nhằm giới thiệu các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong ngành dệt may, chia sẻ kiến thức và tăng cường hợp tác dệt may Việt Nam – Hàn Quốc. Gần 200 đại biểu từ hơn 100 doanh nghiệp dệt may Việt Nam và Hàn Quốc đã tham dự hội thảo.

 

Toàn cảnh Hội thảo

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CN 4.0) đang tác động mạnh đến các ngành công nghiệp trọng điểm, đặc biệt là trong ngành dệt may. Tuy nhiên, việc thích ứng và tận dụng các cơ hội mà CN 4.0 mang lại trong ngành dệt may của Việt Nam vẫn còn rất thấp. Đây cũng là lí do chính VITAS phối hợp với KITECH tổ chức hội thảo lần thứ 4 với chủ đề chính “Tăng tốc – Đổi mới” để cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện về phương thức chuyển đổi kỹ thuật số, ứng dụng thiết kế 3D ... trong DN. Chỉ có sự nhạy bén, sáng tạo, thích ứng với khoa học công nghệ, thì doanh nghiệp mới có thể trụ vững và tiến xa trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ do CN 4.0 mang đến. Cách mạng về đổi mới và sáng tạo sẽ bắt đầu từ việc chuyển đổi nhận thức dẫn đến xây dựng hành động cho việc sắp xếp nhà máy theo mô hình tinh gọn, tiết kiệm năng lượng, gắn kết người lao động và phát triển bền vững.

 

Ông Ahn Seong Ho - Tham tán Thương mại TLS quán Hàn Quốc tại TP. HCM phát biểu

Ông Ahn Seong Ho - Tham tán thương mại Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP. HCM cho biết, trong thời gian gần đây, Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về hợp tác kinh tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng trên 20%/năm, đạt mốc 64 tỷ USD trong năm 2017. Đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam cũng vượt mốc 58 tỷ USD, đưa Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực dệt may, hai nước đã có những thành công lớn khi tạo được một cơ chế hợp tác dựa trên sự hỗ trợ và bổ sung cho nhau về công nghệ và lực lượng lao động. Theo Ông Ahn Seong Ho, hội thảo lần này sẽ là cơ hội để doanh nghiệp hai nước hợp tác sâu hơn về công nghệ, góp phần giúp cho ngành công nghiệp dệt may phát triển bền vững hơn nữa trong thời gian tới.  

 

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS phát biểu tại Hội thảo

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS cho biết: Hiện Hàn Quốc là một trong những nước đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực dệt may. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đã vượt Trung Quốc về xuất khẩu dệt may vào Hàn Quốc. Những dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt may của Hàn Quốc vào Việt Nam thường có công nghệ tốt phục vụ cho nhu cầu phát triển mới trong sản xuất hàng xuất khẩu. Hội thảo Kỹ thuật dệt may lần thứ 4  tập trung giới thiệu về xu hướng vải chức năng, đề xuất xây dựng nhà máy may thông minh cũng như hệ thống lưu trữ thông minh cho nhà máy dệt. Từ đó, góp phần tạo ra nền tảng thúc đẩy nhanh trong chiến lược phát triển bền vững ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. Ông Giang chia sẻ định hướng của DN trong kỷ nguyên 4.0.  Theo đó, CN 4.0 về sản xuất thông minh nhờ các đột phá của công nghệ số đã diễn ra được vài năm, ngành dệt may cũng không tránh khỏi xu hướng này của thế giới. Do vậy, giải pháp nhà máy thông minh trong ngành may mặc được kỳ vọng sẽ mang tới những lợi ích: tăng năng suất, cắt giảm chi phí, quản lý nhân sự hiệu quả, cải thiện môi trường làm việc... Ông Giang cho biết, hội thảo này cũng khẳng định sự hợp tác của ngành dệt may 2 nước. VITAS và KITECH sẽ phối hợp chặt chẽ để xây dựng chương trình Hội thảo thường niên ngày càng đổi mới và hiệu quả hơn nữa.

 

Ông Vũ Đức Giang nghiên cứu sản phẩm mới  

Tại hội thảo đại biểu tham dự đã được nghe các chuyên gia thuyết trình và trao đổi về những chủ đề: Các xu hướng vải chức năng; quy trình tiêu chuẩn phát triển sản phẩm kỹ thuật số; chuyển đổi kỹ thuật số của thời trang; áp dụng 3D để tăng năng suất và tăng hiệu quả truyền thông; máy may tự động cho nhà máy may thông minh; hệ thống cung cấp và lưu trữ thông minh cho nhà máy dệt…

Trong khuôn khổ hội thảo, Ban Tổ chức cũng tổ chức Khu trưng bày giới thiệu loại vải mới đa chức năng và giao thương B2B với các công ty đến từ Hàn Quốc nhằm chia sẻ cùng các doanh nghiệp Việt Nam nhiều giải pháp hiện đại mà doanh nghiệp Hàn Quốc đang triển khai áp dụng.

 

Các đại biểu Việt Nam, Hàn Quốc và diễn giả tại Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Được biết, trong ba năm qua, VITAS đã có nhiều chương trình  hoạt động với KITECH nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương của ngành dệt may hai nước. Đó là những dự án về Tăng cường hợp tác phát triển bền vững ASEAN - Hàn Quốc, dự án tăng cường Xúc tiến thương mại, dự án về đào tạo chuyển giao kỹ thuật tại nhà máy, chương trình đào tạo tập huấn tại Hàn Quốc và đặc biệt là Hội thảo Kỹ thuật dệt may thường niên. Hội thảo này lần này là nhằm hiện thực hóa những quyết tâm được nêu ra trong Biên bản hợp tác giữa KITECH - VITAS ký ngày 7/12/2016 tại Seoul, Hàn Quốc và Biên bản hợp tác về tăng cường hợp tác song phương hai nước Việt Nam – Hàn Quốc, được ký kết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Năng lượng Hàn Quốc tháng 03/2018.

Bài: Nguyễn Bình

Ảnh: Trí Võ, Nguyễn Bình  

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.369
Khách
: 111
 
Gần 200 đại biểu tham dự Hội thảo Kỹ thuật dệt may lần thứ 4 – năm 2018 tại TP. HCM. Rating: 5 out of 10 138983.
Core Version: 1.8.0.0