Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Tiềm năng lớn, sao ta chưa bằng láng giềng?

02/10/2014 10:08 SA
Vấn đề làm sao nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc đến nhiều lần tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2014.

Trong 2 ngày 29 và 30/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2014.

Kết thúc phiên họp, Thủ tướng nhấn mạnh đến các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội từ nay đến cuối năm và sang năm 2015. Theo Thủ tướng đánh giá, 9 tháng năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực, tăng trưởng cao, tốc độ phát triển đồng đều trên các lĩnh vực … Tuy nhiên, Thủ tướng cũng đặc biệt nhấn mạnh, trước mắt vẫn còn rất nhiều khó khăn. Để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phải sâu sát, quyết liệt và trách nhiệm hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành.

Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh đến vai trò của xuất khẩu và du lịch là hai ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế.  Thời gian qua, tình hình xuất nhập khẩu trên cả nước đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Tuy nhiên, Việt Nam cần tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; xúc tiến mạnh các hoạt động thương mại để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, thế mạnh của Việt Nam sang các thị trường tiềm năng. Thủ tướng đặc biệt lưu ý đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu.

“Muốn tăng 1kg tôm, 1kg gạo đều phụ thuộc vào thị trường, chúng ta phải cố gắng, làm mạnh việc mở rộng thị trường”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đồng thời, Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế. Việt Nam cần phải khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Phát triển du lịch tốt không những góp phần tạo nguồn thu ngân sách mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Thủ tướng đưa ra ví dụ, Singapore dân số 5 triệu người, năm nay khách du lịch đến là 16 triệu lượt người; Thái Lan khoảng 60 triệu dân, năm nay thu hút khoảng hơn 70 triệu khách du lịch. Còn Việt Nam mình, "ta so với ta" năm ngoái thu hút hơn 7 triệu du khách, năm nay có thể hơn năm ngoái.

“Vì sao ta không bằng Thái Lan được, chưa nói tới Malaysia, Singapore, Indonesia… mặc dù tiềm năng du lịch ta rất lợi thế. Vậy vì lý do gì? Do cơ sở hạ tầng, do nguồn nhân lực hay do cơ chế chính sách; hay do chúng ta chưa mở cửa hàng không; hay do cấp thị thực rườm rà quá. Người ta thì cấp tại sân bay, còn mình thì phải đến Đại sứ quán...", Thủ tướng trăn trở.

Trong câu chuyện cụ thể này, Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan (VHTTDL, Ngoại giao, Công an, GTVT) phải rà soát lại tất cả các thủ tục, mạnh dạn đề xuất, thực thi các chính sách cải cách từ việc cấp thị thực, gia hạn thời gian lưu trú, đến mở cửa hàng không… tạo thuận lợi nhất cho khách du lịch nhập cảnh, để du lịch Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực. Trên tinh thần phải đặt lợi ích của đất nước, của nền kinh tế lên đầu tiên.

Thủ tướng đề nghị từng Bộ trưởng, thành viên Chính phủ suy nghĩ, tính toán đưa ra các cơ chế chính sách thật cụ thể, để thu hút đầu tư cho công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ...

Trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô là nền tảng, điều kiện thuận lợi cơ bản để phục hồi, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, thì vấn đề quan trọng là phải thu hút được nguồn vốn đầu tư từ xã hội, cả trong nước lẫn ngoài nước.

“Đơn cử, chúng ta muốn chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp để “ly nông bất ly hương” thì phải thu hút được DN về nông thôn. Mỗi huyện có thể tạo mặt bằng sạch, tạo điều kiện thuận lợi nhất để DN về mở nhà máy. Nếu DN cam kết đào tạo và nhận lao động địa phương vào làm việc thì ngân sách Nhà nước sẽ cấp kinh phí đào tạo nghề cho DN. Những chính sách như vậy là hết sức cụ thể, thiết thực, xuất phát từ thực tế”, Thủ tướng gợi mở.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phải sâu sát hơn nữa, quyết liệt và trách nhiệm hơn nữa trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra.

Nguồn: Cafef
» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.107
Khách
: 1.089
 
Tiềm năng lớn, sao ta chưa bằng láng giềng? Rating: 5 out of 10 130277.
Core Version: 1.8.0.0