Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Phiên họp thành viên nòng cốt Ủy ban phát triển bền vững VITAS

29/09/2020 10:38 SA
Ngày 25/9, phiên họp tiếp theo của Ủy ban phát triển bền vững - Hiệp hội Dệt may Việt nam (VITAS), rà soát các hoạt động của Ủy ban trong 3 năm vừa qua đã diễn ra dưới hai hình thức online và ofline với sự tham gia của hơn 30 đại diện doanh nghiệp dệt may (Tổng công ty May Hưng Yên, Công ty CP Quốc tế Phong Phú, Dệt may Nam Định, TNG, TAL...) và các tổ chức phi chính phủ (WWF, GIZ...)

Đại dịch toàn cầu Covid đang diễn ra tạo ra áp lực rất nặng nề cho các doanh nghiệp dệt may. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những cơ hội đến từ các Hiệp định thương mại, đặc biệt là Hiệp định EVFTA mới có hiệu lực từ tháng 8 vừa rồi, tạo ra lực hút cho các nhà đầu tư vào nguồn cung thiếu hụt của ngành dệt may.  "9 tháng đầu 2020 toàn ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu được 25.5 tỷ USD giảm 12% so với cùng kỳ. Đây là một nỗ lực cực kỳ lớn của ngành dệt may." ông Vũ Đức Giang chủ tịch VITAS chia sẻ. 





























Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Chủ tịch Vitas/ CT HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên cho rằng 3 vấn đề lớn cần quan tâm để ngành dệt may Việt Nam có thể phát triển bền vững bao gồm: vấn đề đào tạo lao động có tay nghề cao, đào tạo đội ngũ quản lý (kỹ năng ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ ngân hàng…), vấn đề đầu tư thiết bị công nghệ mới. Những thay đổi về nguyên liệu đầu vào, sản phẩm, phương thức thanh toán, mua hàng trong đại dịch lần này càng cho thấy sự cấp thiết để phát triển bền vững.

Hướng tới mục tiêu này, TNG đang triển khai dự án KCN Sơn Cẩm 1, chú trọng tới hệ sinh thái xanh, phát triển con người, tiết kiệm năng lượng, thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt nhuộm, vải, xử lý chất thải… với mong muốn giải quyết phần nào nút thắt nguồn cung thiếu hụt ở Việt Nam.



















Các doanh nghiệp thành viên đánh giá cao hoạt động và mục tiêu của Ủy ban phát triển bền vững. “Mình cố gằng tham gia các chương trình của Hiệp hội về tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước mà có các nhãn hàng hay tổ chức phi chính phủ như WWF, IDH, GIZ thì sẽ được họ hỗ trợ 1 phần để đánh giá được mình đang ở đâu, sẽ tiến hành cải tạo gì. Tùy theo năng lực tài chính của mỗi doanh nghiệp nhưng đó cũng là một giải pháp rất tốt để doanh nghiệp được hỗ trợ và phát huy được vai trò của Ủy ban Phát triển bền vững” bà Nguyễn Thị Liên – Phó TGĐ, Công ty CP Quốc tế Phong Phú chia sẻ. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may cần chủ động hơn nữa trong việc đóng góp tiếng nói với cơ quan quản lý các địa phương, đề xuất với VITAS những vấn đề vướng mắc để Hiệp hội có thể đề xuất lên các Bộ, ban ngành như: Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên & Môi trường, văn phòng Chính phủ…Cần có tiếng nói với các cơ quan phi chính phủ, các nhãn hàng để tiến tới mục tiêu sản xuất gắn với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
___________

Ủy ban phát triển bền vững của VITAS được thành lập vào tháng 7/2017 với hai nhóm công tác là Ủy ban Môi trường và Ủy ban quan hệ lao động, thành viên nòng cốt bao gồm các doanh nghiệp dệt may lớn có tiếng nói trong ngành và các tổ chức quốc tế, nhãn hàng với mục tiêu trọng tâm liên quan đến: giảm nghèo, bình đẳng giới, năng lượng sạch và bền vững, lao động công bằng và tăng trưởng kinh tế, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, quan hệ với các đối tác.

Trong nhiệm kỳ mới, Ủy ban phát triển bền vững Vitas đặt ra các nhiệm vụ chính:

1.   Hỗ trợ Bộ Công Thương hoàn thiện Chiến lược phát triển ngành dệt may giai đoạn 2020-2030

2.   Đặt ra các mục tiêu về giảm phát thải: giảm 30% lượng nước thải sau nhuộm bằng cách áp dụng công nghệ nhuộm không nước, sử dụng máy nhuộm dung tỷ thấp 1:3 thay cho 1:8 hiện nay. Tổng thể giảm trên 40% lượng nước sử dụng trong ngành nhuộm

3.    Đặt ra các mục tiêu về tái chế: bông organic, rác thải nhựa, vải vụn

4.    Đầu tư điện mặt trời tại các nhà máy đủ điều kiện tự nhiên, phấn đấu 10% lượng điện sử dụng có nguồn gốc năng lượng tái tạo.

5.    Hỗ trợ định hướng DN sử dụng công nghệ cao ở những vị trí làm việc có nguy hại môi trường

6.    Tích hợp dữ liệu lớn trong ngành dệt may Việt nam và liên thông với môi trường dữ liệu của các nhà mua hàng, các nhà điều hành chuỗi cung ứng toàn cầu.

7.    Vận động chính sách xây dựng cơ chế tăng lương bền vững, có lợi cho cả người lao động và DN

8.    Vận động chính sách trong thương mại công bằng và minh bạch

9.    Phát triển hệ thống logistic bền vững cho ngành dệt may Việt Nam

Về vấn đề chi phí logistic, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đang phối hợp với Hiệp hội Logistic cũng như đơn vị thành viên Tân Cảng Sài Gòn, làm thế nào để giảm tối thiểu chi phí vận chuyển của hàng hóa dệt may của Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các Doanh nghiệp.

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.335
Khách
: 77
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0