Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Tăng cường sử dụng vật liệu tái chế dùng cho sản phẩm bảo vệ cá nhân PPE

19/10/2021 03:01 CH
Đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đã đẩy nhu cầu về thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) tăng đột biến, khiến cho ngành công nghiệp sản xuất PPE có bước tăng trưởng nhảy vọt, song song đó cũng là lượng rác thải khổng lồ sau khi sử dụng. Bài toán đặt ra là làm sao duy trì được sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thị trường với giá cả phải chăng và thân thiện với môi trường.   

Theo dự báo, tổng cầu thế giới năm 2021 về PPE có thể lên đến 340-420 tỷ chiếc. Sản phẩm được nhắc đến nhiều nhất là khẩu trang có thể tăng tới 1200% vào năm 2022 so với năm 2019 trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Điều đó cũng có nghĩa là ngành công nghiệp PPE cũng cần phát triển theo hướng bền vững của kinh tế tuần hoàn: sử dụng nguyên liệu tái chế, thân thiện với môi trường. Nhà cung ứng cũng có thể cung cấp các dịch vụ đi kèm sản phẩm như giặt đồ bảo hộ sử dụng nhiều lần, hay thu hồi các sản phẩm PPE đã qua sử dụng để tái chế…

Trong sản phẩm PPE, Melt blown là một loại vải lọc không dệt sợi siêu mịn với thành phần 100% tơ sợi Poly propylene (PP), được sản xuất với quy trình đặc biệt bằng kỹ thuật thổi nhựa nóng chảy, tạo ra những lớp vải có thể lọc khuẩn đạt 99,9%, chống thấm nước, chống bụi, chống mùi hôi, được mệnh danh là “lá phổi” của khẩu trang y tế kháng khuẩn.

Meltblown có khả năng kéo căng, mềm mại, vừa có thể chịu nhiệt rất cao, đốt không cháy, và nước không lọt qua được, song không khí lại có thể lọt qua, giúp người đeo cảm thấy dễ thở, thoáng khí và không gây kích ứng. Các mầm bệnh, virus không thể lọt qua được lớp này và không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp của người đeo. Chính lớp này cũng giữ vai trò chính tạo nên chỉ số kháng khuẩn BFE của khẩu trang, lên tới 99%.

Các nhà khoa học Anh đã phát triển công nghệ xử lý khẩu trang y tế đã qua sử dụng bằng cách đưa vào lò nung chảy để tái chế. Nếu được áp dụng rộng rãi, công nghệ này cũng góp phần giải quyết đáng kể lượng rác thải tạo ra khi khẩu trang y tế bị vứt bỏ sau khi sử dụng. 






























 

Phát triển vật liệu sản xuất PPE cho hệ thống y tế không rác thải Zero Net.

Bên cạnh đó, sử dụng nguyên vật liệu tái chế để sản xuất PPE cũng là một hướng đi được các nhà sản xuất rất quan tâm.

Với lịch sử hơn 200 năm chuyên cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân PPE từ khẩu trang, mũ phẫu thuật, áo choàng bảo hộ … tại Mỹ: Merrow Manufacturing đã phát triển nguyên liệu sử dụng sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân từ nguyên liệu polyester 100% tái chế từ các chai nhựa đã qua sử dụng, 

Khâu thiết kế và sản xuất của sản phẩm này chính là kết quả của quá trình hợp tác giữa Merrow Manufacturing- nhà phát triển PPE hàng đầu tại Hoa Kỳ với Công ty phát triển vải Precision Fabric Group-PFG liên kết, cộng tác với các chuyên gia ngành dệt và hoàn tất sản phẩm sợi dài filament.  

Bộ sản phẩm PPE cung cấp cho hệ thống y tế được đánh giá là có giá cả phải chăng, thấp hơn từ 25-30% so với các sản phẩm khó phân hủy có chức năng tương tự, sử dụng nguyên liệu tái chế và được sản xuất trong nhà máy sử dụng năng lượng mặt trời tại Hoa Kỳ. Sản phẩm còn có thể được tái chế, góp phần phát triển chuỗi cung ứng sản xuất PPE bền vững trên toàn nước Mỹ.

Đây cũng chính là xu hướng sản xuất xanh và bền vững mà rất nhiều nhà sản xuất PPE toàn cầu đã và đang hướng tới.


























Bài: Hương Lê

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.545
Khách
: 292
 
Tăng cường sử dụng vật liệu tái chế dùng cho sản phẩm bảo vệ cá nhân PPE Rating: 5 out of 10 80693.
Core Version: 1.8.0.0