Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Hội thảo "Ngành Dệt May phát triển bền vững trong kỷ nguyên số": Chuyển đổi số giúp dệt may nâng cao năng lực cạnh tranh

22/10/2022 11:07 SA
Hội thảo thường niên lần thứ 8 do VITAS và KITECH phối hợp tổ chức, năm 2022 với chủ đề chuyển đổi số cho tương lai, có tên gọi “Ngành dệt may phát triển bền vững trong kỷ nguyên số”.
Ngày 20/10 vừa qua tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo “Ngành dệt may phát triển bền vững trong kỷ nguyên số” do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) phối hợp cùng Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc (KITECH) tổ chức. 

Đây là Hội thảo thường niên từ năm 2015, để giới thiệu các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, chia sẻ kiến thức và tăng cường hợp tác trong ngành dệt may giữa Việt Nam và Hàn Quốc và các nước châu Á. Hội thảo lần thứ 8, năm 2022 với chủ đề chuyển đổi số cho tương lai, có tên gọi “Ngành dệt may phát triển bền vững trong kỷ nguyên số”. Tại Hội thảo, các chuyên gia đầu ngành và đại diện từ các Phòng nghiên cứu của KITECH đã mang đến những chiến lược hiện tại và tương lai để đáp ứng sự phát triển bền vững trong ngành dệt may.

Với chủ đề “Ngành dệt may phát triển bền vững trong kỷ nguyên số”, các chuyên gia đầu ngành và đại diện từ Phòng nghiên cứu của KITECH (Hàn Quốc) cũng tập trung trình bày về chuyển đổi kỹ thuật số, những chiến lược hiện tại và tương lai để đáp ứng sự phát triển bền vững trong ngành dệt may. Theo đó, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu đối với doanh nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Các yêu cầu thực hiện chuyển đổi số từ phía Nhà nước nhằm thích ứng với Chính phủ số, chính phủ điện tử, cổng dịch vụ công quốc gia. Điều này cũng đòi hỏi các doanh nghiệp ngành dệt may phải tăng tốc đổi mới, thích ứng và lựa chọn công nghệ phù hợp, đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chuyển đổi số cũng góp phần thuận lợi cho việc kiểm soát, truy soát nguồn nguyên liệu, xác định tỷ lệ tái chế, vòng đời sản phẩm, kiểm soát sau tiêu dùng, kiểm soát sử dụng lao động. Cùng với đó, giúp doanh nghiệp lưu trữ thông tin, dữ liệu trên không gian mạng, quản lý công việc, tăng cường liên kết giữa các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp để giải quyết công việc, giải quyết các khâu then chốt như “Thời trang kỹ thuật số” (3D)...

Bên cạnh những xu hướng, kiểu dáng, thiết kế liên tục đổi mới, ngành thời trang nói riêng rất cần đến chuyển đổi số để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai các giải pháp sản xuất sản phẩm dệt may đảm bảo thân thiện với môi trường.


Ông Park Jun Ho - Giám đốc Trung tâm kỹ thuật may mặc thông minh – KITECH tuyên bố khai mạc Hội thảo “Ngành dệt may phát triển bền vững trong kỷ nguyên số”



T
iến sĩ Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VITAS với bài trình bày "Những thay đổi của ngành Dệt may Việt Nam trong tình hình mới"



Bà Trịnh Thị Thu Hiền - Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tiếp tục chương trình với bài trình bày về “Nâng cao vị thế xuất khẩu hàng dệt may thông qua quy tắc xuất xứ EVFTA.


Tiến sĩ Park Keun Hae, chuyên gia đến từ KITECH đã chỉ ra tầm quan trọng của các viện nghiên cứu trong đối với việc ứng dụng chuyển đổi số trong ngành dệt may.


Ông Quách Kiến Lân – CEO của Greenyarn với bài trình bày “Tự chủ nguồn sợi xanh Việt Nam”. Ông Lân đã giới thiệu đến Hội thảo những nguồn nguyên liệu thế hệ mới như sợi carbon, sợi cafe, sợi sữa, v.v...


Ông Yoon Hyung Wook đến từ YOUTH HITECH với bài trình bày “Chuyển đổi kỹ thuật số để phát triển bền vững ngành thời trang”



Ông Kim Kwang Il đến từ CLO Virtual Fashion trình bày về “Thời trang kỹ thuật số 3D – Các chiến lược hiện tại và tương lai”. Phần trình bày của ông gợi mở rất nhiều hướng đi mới xoay quanh những nghiên cứu công nghệ 3D mới nhất dành cho ngành thời trang để tiết kiệm nguyên liệu cũng như rút ngắn thời gian sản xuất.




Phần Hỏi - Đáp giữa khách mời và diễn giả trong Hội thảo.


Ông Trương Văn Cẩm phát biểu bế mạc, khép lại buổi Hội thảo với nhiều thông tin thiết thực cho sự phát triển trong tương lai gần đối với các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam.



Các đại diểu và khách mời chụp hình lưu niệm.

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.131
Khách
: 1.113
 
Hội thảo "Ngành Dệt May phát triển bền vững trong kỷ nguyên số": Chuyển đổi số giúp dệt may nâng cao năng lực cạnh tranh Rating: 5 out of 10 56045.
Core Version: 1.8.0.0