Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 25/04/2024

Đăng ký nhận tin

Hội thảo: Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam

22/09/2014 10:27 SA
Ngày 18/9/2014, tại TP. HCM, Sở Công thương TP. HCM phối hợp với công ty C.I.S Việt Nam đã tổ chức hội thảo với chủ đề: Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Chủ trì hội thảo là các cơ quan thuộc Bộ Công thương: Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công nghiệp, Vụ Công nghiệp nặng và Cục Xúc tiến thương mại.

Tại Hội thảo, đại diện Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công nghiệp Bộ Công thương đã trình bày về bản Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, các định hướng chung để phát triển là:

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào CNHT từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là từ các doanh nghiệp (DN) FDI và DN nhỏ và vừa ngoài nhà nước.

- Hình thành mạng lưới sản xuất nội địa với nhiều lớp cung ứng, gồm các DN đạt tiêu chuẩm quốc tế về quản lý và CLSP trong các lĩnh vực CNHT.

- Ưu tiên phát triển các sản phẩm CNHT đáp ứng nhu cầu nội địa và thân thiện với môi trường.

3 định hướng cụ thể là: 1) Lĩnh vực linh kiện, phụ tùng, 2) CNHT cho ngành dệt may, da giày và 3) CNHT cho công nghệ cao.   

Trong đó, định hướng về CNHT của ngành dệt may, da giày được xác định gồm:

- Bảo đảm chủ động trong SX nội địa và tăng khả năng cạnh tranh trong XK;

- Tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại quốc tế mà VN tham gia;

-  Hình thành các cụm liên kết tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Mục tiêu phát triển CNHT ngành dệt may, da giày được nêu cụ thể là:

-      Đến năm 2020 đáp ứng 65% nhu cầu cho ngành dệt may, 75 – 80% nhu cầu cho ngành da giày.

-      Sản phẩm các chất lượng và giá trị gia tăng cao phục vụ XK.

Về quy hoạch phát triển, CNHT ngành dệt may được xác định như sau:

 * Đến năm 2020:

- Thu hút đầu tư vào các lĩnh vực xơ, sợi thiên nhiên, tổng hợp, vải hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm và các phụ liệu ngành may.

- Nâng cao năng lực của lĩnh vực nhuộm, hoàn tất trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường.

* Đến năm 2030:

- Tập trung sản xuất các SP có chất lượng và giá trị gia tăng cao.

-  Ưu tiên đầu tư SX các loại xơ, sợi, vải có chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cao. Phù hợp xu hướng thời trang quốc tế.

Về giải pháp và chính sách chủ yếu, bản Quy hoạch đã xác định gồm:

-      Hoàn thiện cơ chế chính sách cho phát triển CNHT.

-      Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển CNHT.

-      Phát triển số lượng và nâng cao năng lực DN CNHT nội địa.

-      Phát triển KHCN cho CNHT.

-      Đào tạo nguồn nhân lực cho CNHT.

-      Đẩy mạnh liên kết, hợp tác.

-      Các giải pháp khác.

Trong đó giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho CNHT cũng được xác định rõ, đó là:

  • Xây dựng chương trình đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao (công nhân, cán bộ quản lý).
  • Khuyến khích DN, địa phương đào tạo nhân lực tại chỗ, Nhà nước hỗ trợ đào tạo theo địa chỉ.
  • Xây dựng đề án phát triển nhân lực CNHT các các vùng kinh tế trọng điểm. Khuyến khích DN FDI tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực.

Trong giải pháp về đẩy mạnh liên kết, hợp tác, bản Quy hoạch cũng nêu:

  • Kết nối DN FDI với DN nội thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu và năng lực.
  • Củng cố và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức phi chính phủ.     
  • Nâng cao tính chuyên nghiệp của các hội chợ, hội thảo về phát triển CNHT.
  • Hỗ trợ DN CNHT tìm kiếm đối tác liên kết.

Trong phần tổ chức thực hiện, ngoài những công việc thuộc phạm vi của các Bộ, ngành và các địa phương, bản Quy hoạch cũng nêu nhiệm vụ của các hiệp hội ngành nghề là phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn các DN hội viên xây dựng kế hoạch phát triển SX KD phù hợp.

Tại hội thảo, đại diện Vụ Công nghiệp nặng - Bộ Công thương đã trình bày dự thảo Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ dự kiến sẽ được ban hành trong năm 2014, trong đó Chính phủ đưa các nội dung phát triển công nghiệp hỗ trợ thành chương trình quốc gia. Đồng thời, các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp CNHT sẽ được triển khai đồng bộ ở trung ương và địa phương bao gồm hỗ trợ về mặt quản trị sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ, tạo kết nối với khách hàng trong và ngoài nước…

Ngoài ra các đại biểu cũng được nghe các tham luận về: Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và đầu tư phát triển CNHT ở VN; Thực trạng và  đề xuất giải pháp phát triển ngành CNHT của VN và TP. HCM; về kinh nghiệm của Nhật Bản để phát triển CNHT.  

Nguyễn Thanh Bình - VITAS

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.117.636
Khách
: 130
 
Hội thảo: Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam Rating: 5 out of 10 131540.
Core Version: 1.8.0.0