Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Bảy, 20/04/2024

Đăng ký nhận tin

HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TẠI TP. HCM GIAI ĐOẠN 2014 – 2020

14/10/2014 04:33 CH

Ngày 10/10/2014 tại TP. HCM, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ, TB & XH) đã tổ chức Hội nghị công bố và triển khai thực hiện Đề án Phát triển quan hệ lao động tại TP.HCM giai đoạn 2014 – 2020 được UBND TP. HCM phê duyệt tại Quyết định số 1993/QĐ-UBND ngày 23/4/2014.

Đến dự hội nghị có đại diện các sở, ngành của thành phố, UBND các quận, huyện, Liên đoàn lao động thành phố, BQL các KCX – KCN, Khu công nghệ cao, các Hiệp hội ngành nghề trên địa bàn TP. HCM…

Thay mặt Lãnh đạo sở LĐ, TB và XH TP. HCM, Ông Huỳnh Thanh Khiết – Phó GĐ Sở đã giới thiệu những nội dung cơ bản của Đề án Phát triển quan hệ lao động tại TP.HCM giai đoạn 2014 – 2020.

Đề án này tập trung vào việc tạo dựng và phát triển các cơ sở nền tảng của quan hệ lao động, đồng thời đưa ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề trước mắt và chuẩn bị cơ sở cho việc phát triển quan hệ lao động một cách bền vững về lâu dài.

Đề án hướng tới mục tiêu lâu dài là xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ lao động. Đề án đề ra hai mục tiêu như sau:

Một là, căn cứ điều kiện thực tiễn, xây dựng mô hình vận hành của các cấu phần trong quan hệ lao động phù hợp với quy định của pháp luật, đặc biệt là Bộ Luật Lao động năm 2012 và Luật Công đoàn năm 2012.

Hai là xây dựng và củng cố những yếu tố nền tảng trong hệ thống quan hệ lao động tại thành phố, làm cơ sở cho việc phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong những năm tiếp theo.

Đề án đã xác định các nhóm giải pháp phát triển quan hệ lao động tại TP. HCM đến năm 2020. Đó là:

* Nhóm giải pháp thứ nhất: Nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ quan hệ lao động của các cơ quan nhà nước và các thiết chế quan hệ lao động:

- Hình thành bộ phận chuyên trách về quan hệ lao động trực thuộc Sở LĐ, TB & XH thực hiện chức năng quản lý và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động

- Tổ chức kiện toàn và nâng cao năng lực, chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách, phụ trách về quan hệ lao động và lực lượng hòa giải viên lao động.

- Xây dựng hồ sơ quan hệ lao động, nhất là đối với những doanh nghiệp có nguy cơ cao về tranh chấp lao động, đình công nhằm thiết lập công cụ nắm bắt, theo dõi, đánh giá đầy đủ về tình hình vận hành của quan hệ lao động tại doanh nghiệp để có những giải pháp kịp thời phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công xảy ra.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức xã hội về quan hệ lao động, giúp định hướng dư luận đối với các vấn đề liên quan trong quan hệ lao động, đặc biệt là vấn đề tranh chấp lao động và đình công.  

 * Nhóm giải pháp thứ hai: Tăng cường năng lực của tổ chức công đoàn trong  quan hệ lao động.

- Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách có đủ chuyên môn, năng lực, thời gian để thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn đối với người lao động, của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với công đoàn cơ sở, với tập thể người lao động.

-  Xây dựng cơ chế công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ hiệu quả đối với công đoàn cơ sở, cơ chế đại diện và bảo vệ hiệu quả đối với tập thể người lao động tại những doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở.

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ tập thể người lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước thành lập công đoàn cơ sở theo hướng tiếp cận từ dưới lên, đảm bảo đủ năng lực và vị thế để đại diện cho tập thể người lao động tương tác với người sử dụng lao động, nhất là trong hoạt động đại diện cho tập thể lao động đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động.

- Thí điểm việc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ đưa ra các khuyến nghị về những nội dung, điều khoản cơ bản trong thỏa ước lao động để công đoàn cơ sở tham khảo trong quá trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.

* Nhóm giải pháp thứ ba: Nâng cao hiệu quả hoạt động đối thoại thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể.

- Thành lập các đội, nhóm chuyên gia của cơ quan quản lý nhà nước về lao động, tổ chức công đoàn, đại diện giới sử dụng lao động trực tiếp tham gia hỗ trợ quá trình đối thoại tại nơi làm việc, quá trình thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.

-  Nâng cao hiệu quả hoạt động đối thoại, đưa ra mô hình đối thoại hiệu quả tại doanh nghiệp và hướng dẫn thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

- Tăng cường hoạt động hỗ trợ của bên thức ba (cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động) trong quá trình đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.

* Nhóm giải pháp thứ tư: Chủ động giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công.

- Bổ sung, hoàn thiện quy trình giải quyết các cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, từ giai đoạn hỗ trợ trước đình công, giải quyết đình công đến việc theo dõi tình hình quan hệ lao động của doanh nghiệp sau đình công.

- Thí điểm hoạt động can thiệp, hỗ trợ chủ động của hòa giải viên trong giai đoạn có nguy cơ xảy ra đình công (trước đình công).

* Nhóm giải pháp thứ năm: Cải thiện, phát triển các yếu tố môi trường kinh tế - văn hóa – xã hội có tác động đến quan hệ lao động.

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình nhà ở xã hội cho công nhân. Đa dạng hóa các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng … nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà ở, nhà cho thuê cho công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung.

- Tiếp tục thực hiện các hoạt động chăm lo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân, giúp công nhân an tâm lao động sản xuất, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp và sự phát triển KT – XH của thành phố.     

Về tổ chức thực hiện, Đề án đã xác định lộ trình thực hiện gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (2014 – 2015) gồm: Tổ chức các hoạt động tập huấn, triển khai, quán triệt đến các sở ngành, cơ quan, đơn vị, các địa phương, tuyên truyền đến các doanh nghiệp, người lao động và tầng lớp nhân dân. Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các nội dung, nhóm giải pháp đã đề ra trong Đề án. Triển khai các hoạt động thí điểm, thực hiện điểm tại các địa phương, doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá và hoàn thiện các nội dung.

Giai đoạn 2 (2016 – 2020) gồm: Tổ chức sơ kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện trong giai đoạn 1, sơ kết các hoạt động thí điểm, thực hiện điểm, đánh giá, hoàn thiện các nội dung để triển khai thực hiện trên diện rộng. Tùy theo yêu cầu và khả năng, có thể phát triển các giải pháp thành dự án riêng để thu hút nguồn lực đầu tư, tập trung thực hiện. Tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án vào cuối giai đoạn, đề ra các nội dung phát triển quan hệ lao động trong giai đoạn tiếp theo.   

Tại hội nghị, các đại biểu cũng được nghe đại diện của Sở LĐ, TB & XH, Liên đoàn Lao động thành phố, Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố và đại diện 1 số quận, huyện trong thành phố phát biểu tham luận về kế hoạch cụ thể để triển khai Đề án trên phạm vi địa bàn/lĩnh vực phụ trách./.

Nguyễn Bình - Vitas

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.110.678
Khách
: 468
 
HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TẠI TP. HCM GIAI ĐOẠN 2014 – 2020 Rating: 5 out of 10 135261.
Core Version: 1.8.0.0