Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp dệt may tại Tổng công ty May Bắc Giang LGG

02/03/2021 08:36 SA
Ngày 26-2, Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) đã tổ chức buổi gặp mặt đầu xuân giữa các doanh nghiệp tại Tổng Công ty May Bắc Giang LGG. Tham dự buổi gặp mặt có ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS, ông Trịnh Xuân Lâm – Chủ tịch hiệp hội dệt may Thanh Hóa, Ông Lưu Tiến Chung - Phó chủ tịch VITAS - Phó CTHĐQT - TGĐ Tổng công ty May Bắc Giang LGG cùng đại diện các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tại khu vực Bắc Giang - Thanh Hóa.

























Trong thời gian qua, VITAS quyết tâm triển khai chương trình “Xanh hóa ngành dệt may" và vì một “Thương hiệu dệt may Việt Nam bền vững” trở thành khẩu hiệu hành động trong toàn ngành.

Việt Nam cũng cam kết giảm phát thải nhà kính từ nay đến 2030. Do vậy, xanh hóa thành công ngành may mặc Việt Nam sẽ góp phần vào thực hiện mục tiêu về quản trị nguồn nước và sử dụng năng lượng hiệu quả, nâng cao các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội. Cùng với đó, các Doanh nghiệp cũng sẽ phải cải tiến công nghệ sản xuất theo hướng xanh, sạch, giảm thiểu sử dụng năng lượng để phù hợp với môi trường kinh doanh toàn cầu nếu không muốn mất đi khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS ghi nhận sự cố gắng của các doanh nghiệp dệt may trong năm 2020 vừa qua đồng thời chỉ ra những xu thế, thách thức mà ngành phải đối mặt trong thời gian tới.




























 
Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS phát biểu tại buổi gặp mặt

Thứ nhất, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước thách thức của các nhà nhập khẩu về chương trình phát triển sản phẩm xanh hóa, sản phẩm an toàn, tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng. Đây là xu thế tất yếu để bắt kịp cuộc chơi toàn cầu và đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải thay đổi.

“39% tổng năng lực sản xuất của Tổng Công ty CP May Việt Tiến làm cho Nike. Các nhà máy sản xuất hàng cho Nike trước đây đang chạy nồi hơi dầu, nồi hơi than thì năm nay 100% phải chuyển đổi sang nồi hơi điện.” ông Giang nêu ví dụ.

Thứ hai, xu thế về công nghệ và quản trị nhà máy đang diễn ra nhanh chóng trên thế giới. Sản xuất dệt may là một trong những ngành công nghiệp chịu nhiều thách thức nhất từ CMCN 4.0 do sử dụng nhiều lao động. Máy móc được kết nối trên nền tảng internet kết nối vạn vật trí thông minh nhân tạo sẽ dần dần thay thế người lao động. Bên cạnh đó, những phần mềm quản trị hệ thống có thể kiểm soát từ khâu sản xuất sợi - dệt - nhuộm, vận chuyển về nhà máy, kiểm định kho, may đến vận chuyển ra cảng…  Chi phí đầu tư là không hề nhỏ tuy nhiên năng suất sẽ tăng lên đáng kể.

Thứ 3 là vấn đề về quản lý lao động, phát triển nguồn lực để thích ứng được với thị trường.

Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Thanh Hóa cũng cho biết Thanh Hóa có gần 200 doanh nghiệp may với gần 100.000 lao động, những năm gần đây, cạnh tranh lao động với các ngành khác như điện tử khiến ngành may đối diện với nguy cơ thiếu lao động cao, nếu chúng ta không nhanh chóng thay đổi, tiếp cận công nghệ thì chúng ta chắc chắn sẽ tụt hậu.

























 
Ông Trịnh Xuân Lâm – Chủ tịch Hiệp hội dệt may Thanh Hóa - Chủ tịch HĐQT CTCP Tiên Sơn Thanh Hóa

Năm 2021-2022 tới đây, VITAS sẽ có rất nhiều chương trình phối hợp với các tổ chức quốc tế về chương trình xanh hóa. Tổng xuất khẩu dự kiến 2 tháng năm 2021 khoảng 5.7 USD (tăng 4% so với cùng kỳ). Mục tiêu năm 2021, KNXK dệt may sẽ đạt 39-40 tỷ USD.






















 
Ông Lưu Tiến Chung - Phó chủ tịch VITAS - Phó CTHĐQT - TGĐ Tổng công ty May Bắc Giang LGG

Cũng trong buổi gặp mặt, VITAS đã trao Giấy chứng nhận Hội viên mới cho Công ty CP Tập đoàn Minh Anh và Công ty CP Mian Apparel Việt Nam.















































 

Lãnh đạo VITAS trao giấy chứng nhận cho 2 doanh nghiệp Hội viên mới






















































Các đại biểu trồng cây xanh tại khuôn viên LGG trong chương trình "ngành dệt may hiện thực hóa mục tiêu 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc"













































































Đoàn đi thăm nhà máy tại Tổng Công ty may Bắc Giang LGG

 

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.478
Khách
: 225
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0