Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Đề xuất thành lập "Chi hội Thời trang" để quy tụ các nhà thiết kế Việt

17/07/2020 04:11 CH

Đó là mong muốn mà Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam chia sẻ với các nhà thiết kế trẻ Việt Nam tại Hội thảo “Ngành Thời trang và Nhan sắc Việt trong giai đoạn mới” được tổ chức bởi Harper’s Bazaar tại khách sạn Grand ngày 16/7/2020 vừa qua. Bà Lê Thị Quỳnh Trang, CEO công ty Multimedia cũng đồng tình với ý kiến trên.

Ông Giang cho biết, ngành Dệt May thời trang Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất to lớn vì cánh cửa hội nhập đã rộng mở qua các hiệp định thương mại đã được ký kết và thực thi. Cuộc cách mạng 4.0 đã khiến cho cuộc đua của ngành dệt may thời trang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.



Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam trao đổi cùng Bà Lê Thị Quỳnh Trang- CEO Multimedia, Bà Trần Nguyễn Thiên Hương – Tổng biên tập tạp chí Harper’s Bazaar Việt Nam
 tại hội thảo. Ảnh: Harper’s Bazaar Việt Nam

Ông Giang chia sẻ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao nhiệm vụ cho ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2030, Việt Nam phải có 03 thương hiệu hàng đầu để xuất khẩu ra quốc tế. Để thực hiện được điều đó, chúng ta trông đợi rất lớn vào năng lực và tầm nhìn của các nhà thiết kế trẻ. Tuy vậy, hiện tại chúng ta chỉ có những nhà thiết kế trẻ, với tiếng tăm đơn lẻ trên thị trường thế giới chứ chưa thực sự tạo dựng được thương hiệu vững chắc trên trường quốc tế. Ngay cả các công ty dệt may lớn của Việt nam cũng chưa làm được việc này.


Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Sau khi đại dịch COVID-19 nổ ra đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế nói chung cũng như ngành Dệt May Thời trang nói riêng. Ông Giang nhìn nhận ngành dệt may hiện tồn tại 05 vấn đề lớn sau đại dịch. Thứ nhất là chưa thống nhất được định hướng phát triển nguồn nguyên phụ liệu có quy mô đáp ứng được nhu cầu trong nước; Khả năng sourcing nguyên phụ liệu, bán hàng trên mạng còn kém, chỉ một số doanh nghiệp lớn tiếp cận được. Tiếp theo là thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0: chỉ có những doanh nghiệp lớn mới đủ sức đầu tư vào công nghệ để thay đổi sản xuất, bắt kịp xu hướng thị trường, còn doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn giữ nguyên mô hình ban đầu nên dễ mất đơn hàng và khó có khả năng cạnh tranh. Tồn tại thứ tư là sự lỏng lẻo trong xây dựng liên kết chuỗi. Cuối cùng là khả năng kết hợp giữa các nhà sản xuất với các nhà thiết kế để đi đến tiếng một tiếng nói chung đạt lợi ích cao nhất là chưa cao, các nhà thiết kế tại các doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu cao của các đối tác cũng như sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.

Ông Giang đánh giá cao hội thảo này bởi tác động đến sự nhận biết của cộng đồng doanh nghiệp; tác động đến tư duy, tầm nhìn của các nhà thiết kế; là cơ hội quy tụ các nhà thiết kế Việt với đam mê hoài bão để thành lập Chi hội thời trang trong thời gian gần nhất. Tương lai của ngành Dệt May Thời trang Việt Nam là nằm trong tay các nhà thiết kế Việt trẻ.


Các diễn giả giải đáp thắc mắc của các nhà thiết kế

Bài và ảnh: Quỳnh Anh

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.325
Khách
: 66
 
Đề xuất thành lập "Chi hội Thời trang" để quy tụ các nhà thiết kế Việt Rating: 5 out of 10 97482.
Core Version: 1.8.0.0