Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Chuỗi cung ứng đứt gãy: Làm thế nào để sẵn sàng đón sóng?

23/10/2021 08:27 CH
Đại dịch Covid-19 kéo dài hơn 20 tháng qua khiến các chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm đứt gãy các mạch giao thương và hoạt động sản xuất kinh doanh trên diện rộng. Việc tái định hình lại chuỗi cung ứng đặt ra thách thức cho nhiều doanh nghiệp Việt.


Covid-19 gây ra nhiều đứt gãy
Tại sự kiện trực tuyến chủ đề “Đổi mới chuỗi cung ứng” do Forbes Việt Nam Live tổ chức với sự tham gia của ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam, bà Đặng Minh Phương - Chủ tịch Hiệp hội Logistic TP.Hồ Chí Minh, các diễn giả đã chỉ ra thực tế về những khó khăn mà doanh nghiệp Việt gặp phải trước sự đứt gãy của chuỗi cung ứng.



Các diễn giả tham gia sự kiện

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, dù 9 tháng đầu năm, xuất khẩu ngành dệt may vẫn tăng 13% so với cùng kỳ song ngành dệt may cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của Covid-19, điển hình với 5 đứt gãy lớn.
Đó là đứt gãy về nguyên liệu đầu vào, nhiều nhà máy sản xuất đóng cửa do ảnh hưởng của COVID dẫn đến đứt gãy trong dây chuyền sản xuất, cùng với đó là những vướng mắc trong thủ tục hải quan, lưu thông hàng hóa khó khăn, sự rườm rà của giấy đi đường gây ra đứt gãy về vận tải.
Những đứt gãy đó khiến cho doanh nghiệp gặp khó trong sản xuất kinh doanh dẫn đến đứt gãy dòng tiền, không có dòng tiền để tái đầu tư sản xuất.
"Nếu Chính phủ không có những chính sách cũng như biện pháp phù hợp để kịp thời thích nghi thì không chỉ chuỗi cung ứng mà nền kinh tế cũng sẽ tiếp tục bị đứt gãy", ông Giang dự báo.
Đồng ý với quan điểm của ông Vũ Đức Giang, ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam cũng cho biết, việc đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến 18% doanh nghiệp FDI nước ngoài tại Việt Nam dịch chuyển sang các quốc gia khác. Mặc dù việc rút vốn chưa xảy ra song điều này cũng góp phần ảnh hưởng tới bức tranh thương mại & xuất khẩu.
Sở dĩ có các đứt gãy này, một phần nguyên nhân được cho là các doanh nghiệp Việt vẫn quen với cách quản lý cũ nên khi có sự việc bất ngờ xảy ra còn lúng túng, chưa có sự chủ động chuẩn bị cho những rủi ro.
Thêm vào đó, mặc dù hiện tại ở Việt Nam đã xuất hiện một số đơn vị logistic trong nước và nước ngoài, tuy nhiên, giữa các doanh nghiệp lại chưa có sự kết nối chặt chẽ, nhà xưởng có nhu cầu nhưng lại không biết đi đâu để tìm đơn vị vận chuyển...

Làm thế nào để thay đổi vị thế?
Theo các diễn giả, thực tế cho thấy, Chính phủ đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp để từng bước phục hồi tăng trưởng kinh tế song song với kiểm soát đại dịch.
Các doanh nghiệp cũng đang từng bước cải thiện tình trạng trước mắt để duy trì sản xuất, đảm bảo công việc cho người lao động đồng thời tìm kiếm các giải pháp tái cơ cấu sản xuất cho những mục tiêu dài hạn hơn.
Bên cạnh đó, quy mô thương mại quốc tế Việt Nam gia tăng nhanh chóng, kéo theo các nhu cầu mới và các xu hướng logistic mới hình thành.
Để tăng khả năng ứng phó với những biến động liên tục, các doanh nghiệp cần ứng dụng phần mềm logistic vào trong quản lý chuỗi cung ứng. Đặc biệt, sẽ là thiết thực nếu các doanh nghiệp tạo ra được một hệ thống quản trị số có thể kết nối các ngành hàng lại với nhau.
Đồng thời, các diễn giả cho rằng, các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động thích nghi, đổi mới tư duy, ứng dụng công nghệ mới để chuyển đổi số trong các quy trình vận hành, nâng cấp mô hình kinh doanh song song với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và mở rộng mạng lưới đối tác, đa dạng hóa nguồn cung.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước nên vượt qua "nỗi sợ", có sự phối hợp nhịp nhàng cùng những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tránh tạo ra các “điểm nghẽn”.
Cuối cùng, nhiều diễn giả có chung nhận định, việc tái định hình lại chuỗi cung ứng như thế nào là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Để tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mang lại, đòi hỏi rất lớn sự chủ động thích ứng và tính linh hoạt để nền kinh tế Việt Nam giữ vững mắt xích trong toàn chuỗi cung ứng nội địa lẫn trên phạm vi toàn cầu.

Nguồn: Dung Thùy, Dân Việt

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.087.260
Khách
: 1.027
 
Chuỗi cung ứng đứt gãy: Làm thế nào để sẵn sàng đón sóng? Rating: 5 out of 10 67386.
Core Version: 1.8.0.0