Theo đó, DGTR đã kết luận rằng sản phẩm sợi nylon filament nhập khẩu từ Việt Nam đã bị bán phá giá và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của Ấn Độ và xác định biên độ phá giá dành cho các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam từ 0% - 55%.

Căn cứ mức biên độ bán phá giá này, Ấn Độ sẽ tiến hành áp dụng biện pháp chống bán phá giá dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung với các mức tương ứng với các nhà xuất khẩu của Việt Nam trong thời hạn 05 năm.

Trước đó, ngày 23 tháng 7 năm 2018, Tổng vụ Phòng vệ thương mại (DGTR) – thuộc Bộ thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã công bố bản dữ liệu trọng yếu và tạo điều kiện cho các bên quan tâm gửi quan điểm, lập luận/bình luận.

Thông tin về vụ việc:

- Ngày khởi xướng điều tra: Ngày 22 tháng 8 năm 2017.

- Sản phẩm bị điều tra: Sợi Nylon Filament Yarn (Multi Filament), bao gồm tất cả các sản phẩm sợi có mã HS: 5402; ngoại trừ mã HS: 5402.10 (hight tenacity yarn of nylon).

- Thời kỳ điều tra:

+ Thời kỳ điều tra bán phá giá: 10/2015-3/2017 (18 tháng).

+ Thời kỳ điều tra thiệt hại: 2013-2016 và thời kỳ điều tra phá giá.

- Nguyên đơn: Công ty Limited TNHH JCT, Công ty TNHH Gujarat Polyfilms Pvt, Công ty TNHH Hóa chất và phân bón bang Gujarat State; Công ty TNHH Prafful Overseas Pvt. Ltd & AYM Syntex (trước đây là Welspun Syntex).

 Tải kết luận cuối cùng của DGTR  tại đây.

Cục Phòng vệ thương mại

Nguồn: Moit.gov.vn